KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ
Câu 1:Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Hãy kể những việc làm của em thể hiện tôn trọng kỷ luật.
2. Hành vi nào sau đây là vô kỷ luật?
a. Chạy xe đạp vượt đèn đỏ.
b. Đi học đúng giờ.
c. Đọc truyện trong giờ học.
d. Đá bóng dưới lòng đường.
đ. Viết đơn xin phép nghỉ học.
1. Ngày 8/3
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.Ngày 20/11
Ngày sinh Bác Hồ.
3. Ngày 27 / 7
4. Ngày 19/5
5. Ngày 3/2
6. Mùng 10/3 (âm lịch)
Ngày quốc tế phụ nữ.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày nhà giáo Việt Nam.
Ngày thương binh liệt sĩ.
? Em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm
? Những ngày trên nhắc nhở chúng ta điều gì.
TIẾT 7 – BÀI 6
BIẾT ƠN
BIẾT ƠN
Thế nào là biết ơn.
Ý nghĩa của biết ơn.
Rèn luyện lòng biết ơn.
Tiết 7 – Bài 6: BIẾT ƠN
1. Thế nào là biết ơn?
THƯ CỦA MỘT HỌC SINH CŨ
Thầy Phan kính mến!
Em đã xa thầy hơn hai mươi năm rồi. Em rất nhớ thầy, muốn viết thư thăm thầy nhưng em không biết địa chỉ, mong thầy thứ lỗi. Mãi đầu năm nay, em mới được tin thầy đã chuyển về dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em vội viết thư này kính thăm sức khoẻ thầy.
Tuy thầy trò xa nhau, nhưng em không thể nào quên được những kỉ niệm sâu sắc khi em học lớp 1C của thầy. Ở lớp, em là học sinh duy nhất viết tay trái, nên thầy thường cầm bàn tay phải của em giúp em nắn nót từng nét chữ. Một lần, khi thầy quay lên giảng bài, em vội vàng đổi lại viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy gọi em đưa vở lên chấm. Thầy khen em viết chữ đẹp và cho điểm 10. Nhưng trong lòng em thật hối hận vì đã làm trái lời thầy. Từ đó, em quyết tâm tập viết tay phải. Em vẫn còn nhớ lời thầy: “Nét chữ là nết người”. Hiện nay, em vẫn còn giữ nét chữ của thầy trong cuốn sổ lưu niệm của em…
Thưa thầy, bây giờ em công tác ở ngành Bưu điện thị xã Hưng Yên. Em rất mong có dịp được đến thăm thầy để tỏ lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy trước đây.
Em xin kính chúc thầy và toàn gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Học sinh cũ của thầy
Đào Thị Hồng
? Những hình ảnh trên nói lên điều gì.
Tiết 7 – Bài 6: BIẾT ƠN
1. Thế nào là biết ơn?
2. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Những người đã sinh thành, nuôi dưỡng.
Biết ơn thầy, cô giáo
Những người đã dạy dỗ ta nên người
Biết ơn Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ
Đã đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc
Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn, những người mang đến cho ta điều tốt lành
Biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước
Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng vì đã đem lại hoà bình cho chúng ta ngày hôm nay
Biết ơn những người có công trong công cuộc xây dựng đất nước.
MỜI CÁC EM XEM PHIM !
? Tìm hai câu thành ngữ tương ứng với tranh biểu hiện hành vi vô ơn.
QUA CẦU RÚT VÁN
ĂN CHÁO ĐÁ BÁT
THĂM BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
Giúp đỡ những người, gia đình có công với Cách mạng, đất nước.
Thắp hương phần mộ các anh hùng liệt sĩ
Tiết 7 – Bài 6: BIẾT ƠN
1. Thế nào là biết ơn?
2. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
3. Rèn luyện lòng biết ơn.
Tình huống 1: Đêm đã khuya. Giờ này chắc không ai còn đến mừng cô nhân ngày 20/11. Cô giáo Mai thầm nghĩ. Nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè. Cô mở cửa ra. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm một bó hoa. Sau khi bình tâm lại, cô nhận ra đây là em học trò nghịch ngợm mà có lần đã vô lễ với cô. Người lính nắm lấy đôi bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng với một nỗi ân hận mãi vì chưa có dịp để xin cô tha thứ.
Tình huống 2: Cổng nhà ông An khép kín, bên trong là một ngôi nhà sang trọng. Một người đàn ông có dáng vẻ khắc khổ, tiền tụy đang rụt rè ấn chuông. Một lát sau có tiếng chó sủa dữ dằn làm ông giật mình. Ông lại bấm chuông một lần nữa, một người phụ nữ ăn mặc lịch sự bước ra. Bà ngạc nhiên nhìn ông khách (vì xưa nay nhà bà không có những người khách như vậy) và hỏi.
Ông là ai?
Tôi là bạn ông chủ nhà từ thời chiến tranh – ông khách nói.
Bà quay vào nhà, một lát sau bà ra báo ông chủ đi vắng.
Ông khách buồn, tiếc vì không gặp được bạn và hẹn lúc khác sẽ đến.
Ngày hôm sau, ông khách lại đến và mọi việc cũng như ngày hôm trước – vẫn không gặp được người bạn cũ ấy.
Nhưng thương hại cho ông, bà giúp việc hỏi ông là ai, bà sẽ giúp (ông biết ông chủ ở nhà nhưng không tiếp ông).
Ông nói với bà rằng: Bà nói với thằng An rằng thằng Cường ngày nào cũng cõng nó ra khỏi bãi mìn nay còn sống và có đến đây. Rồi ông đi thẳng.
? Em có nhận xét gì về hai câu truyện trên.
Xử lý tình huống
Viếng Đài Liệt sĩ
Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng.
Vệ sinh chăm sóc Đài Liệt sĩ
- Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng, lời nói và việc làm đền ơn, đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
Tiết 7 – Bài 6: BIẾT ƠN
1. Thế nào là biết ơn?
2. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Làm đẹp mối quan hệ giữa người và người, biết sống nhân nghĩa có trước có sau.
- Biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
3. Rèn luyện lòng biết ơn.
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
Làm những việc thể hiện sự biết ơn như thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ, tặng quà...
Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Hành vi nào thể hiện sự biết ơn, sự vô ơn?
X
X
X
X
X
? Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thể hiện lòng biết ơn
a. Tham gia hoạt động phụng dưỡng bà mẹ VN anh hùng.
b. Nhân dịp 22/12 các em học sinh viếng mộ các anh hùng liệt sỹ.
c. Mua bánh mỳ cho bạn vì nhờ bạn làm bài tập giúp mình.
d. Lễ phép, vâng lời với thầy cô, chăm ngoan học giỏi.
e. Nhận bài kiểm tra điểm kém liền vò nát và đút vào ngăn bàn.
x
x
x
Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên. 
Ơn cha nặng lắm ai ơi 
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đạo làm con chớ hững hờ 
Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên. 
Uống nước nhớ nguồn.
Chim có tổ người có tông. 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Cây có cội, nước có nguồn. 
Nước có nguồn, cây có gốc

Một số câu ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
a. Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện sự biết ơn.
Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.
Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh.
Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp.
Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
1
2
3
4
5
6
KQ1
KQ2
KQ3
KQ4
KQ5
KQ6
BIẾT ƠN
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Câu 1: Từ Bến Nhà Rồng nhân vật này đã ra đi tìm đường cứu nước ?
Câu 2: Người nam làm giáo viên gọi là gì ?
Câu 4: Người tham gia cách mạng và đã hy sinh?
Câu 5: Người sinh đồng bào ta trong một bọc trứng ?
Câu 6: Chiếc áo tặng bà mẹ Việt Nam anh hùng vào dịp xuân về hoặc 27/7. Tên gọi của phong trào này là gì ?
ĐÁP ÁN
Câu 3: Người chiến sĩ đã lấy thân mình làm giá súng?

- Học bài.
- Làm các bài tập còn lại SGK.-
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngư nói về lòng biết ơn.
- Chuẩn bị bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
10
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
VÀ CHÚC SỨC KHỎE
QUÍ THẦY CÔ
CÙNG CÁC EM HỌC SINH
Tình huống: Hải và Tâm học cùng lớp 6A, biết Hải nhà nghèo nên Tâm thường hay giúp đỡ. Hôm thi kiểm tra học kì 1 môn Toán, Tâm không làm được bài. Sắp hết giờ, Tâm cuống quýt giật bài của hải để chép. Hải nhất quyết từ chối. Sau đó, Tâm trách hải là vô ơn và không chơi với Hải nữa.

Em có đồng ý với việc làm của Tâm không ? Vì sao ?
Không đồng ý với việc làm của Tâm. Bởi vì, việc Tâm giúp đỡ bạn Hải trong cuộc sống là rất tốt nhưng việc giật bài để chép là vi phạm nội quy, quy chế thi cử nên Hải từ chối là đúng.
Việc Tâm trách hải là vô ơn là không đúng vì việc giúp đỡ nhau trong giờ kiểm tra là không bao giờ được phép.
- Uống nước nhớ nguồn.  (thành ngữ )
-  Đền ơn đáp nghĩa.       (thành ngữ )
- Ăn quả nhớ người  trồng cây
Ăn khoai nhớ người cho dây mà trồng
- Ăn gạo nhớ người đâm, xay, giần, sàn
-  Tu đâu cho bằng tu nhà
   Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 - Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
nguon VI OLET