CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
BÀI 6: BIẾT ƠN
1. TRUYỆN ĐỌC: Thư của một học sinh cũ
Thầy Phan kính mến!
Em đã xa thầy hơn 20 năm rồi. Em rất nhớ thầy, muốn viết thư thăm thầy nhưng em không biết địa chỉ, mong thầy thứ lỗi. Mãi đầu năm nay, em mới được tin thầy chuyển về dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em vội viết thư này kính thăm sức khỏe thầy.
Tuy thầy trò xa nhau, nhưng em không thể nào quên được những kỷ niệm sâu sắc khi em học lớp 1C của thầy. Ở lớp, em là học sinh duy nhất viết tay trái, nên thầy thường cầm bàn tay phải của em giúp em nắn nót từng nét chữ.
TRUYỆN ĐỌC: Thư của một học sinh cũ
Một lần, khi thầy quay lên giảng bài, em vội vàng đổi lại tay viết trái. Đến cuối giờ, thầy gọi em đưa vở lên chấm. Thầy khen em viết chữ đẹp và cho điểm 10. Nhưng trong lòng em thật hối hận vì đã làm trái lời thầy. Từ đó, em quyết tâm tập viết tay phải. Em vẫn còn nhớ lời thầy: “Nét chữ là nết người”. Hiện nay, em vẫn còn giữ nét chữ của thầy trong cuốn sổ lưu niệm của em…
Thưa thầy, bây giờ em công tác ở Bưu điện thị xã Hưng Yên. Em rất mong có dịp được đến thăm thầy để tỏ lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy trước đây.
Em xin kính chúc thầy và toàn gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc!
Học sinh cũ của thầy
Đào Thị Hồng
TRUYỆN ĐỌC: Thư của một học sinh cũ
Ý nghĩa của việc chị Hồng đã làm?
Chị Hồng đã có những việc làm, suy nghĩ như thế nào đối với thầy Phan?
Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?
Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?
Biết ơn là gì?
2. Khái niệm và ý nghĩa của lòng biết ơn
2. Khái niệm và ý nghĩa của lòng biết ơn
- Khái niệm lòng biết ơn: Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với đất nước, dân tộc.
Nhóm 1: Chúng ta biết ơn những ai trong gia đình? Vì sao? Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về sự biết ơn những người trong gia đình.
Nhóm 2: Chúng ta phải biết ơn những ai trong nhà trường? Vì sao? Tìm câu thơ, hoặc ca dao, tục ngữ nói về sự biết ơn những người trong nhà trường.
Nhóm 3: Chúng ta phải biết ơn những ai ngoài xã hội? Vì sao?
- Ý nghĩa của lòng biết ơn:
+ Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Khái niệm và ý nghĩa của lòng biết ơn
+ Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
+ Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
 - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời ông bà, cha mẹ.
3. Cách thức rèn luyện lòng biết ơn
- Tôn trọng người già, người có công với nước, tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

- Phê phán sự vô ơn, vô lễ diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
3. Cách thức rèn luyện lòng biết ơn
Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện sự biết ơn:
Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.
Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh.
Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp.
Vào dịp Tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Trong giờ kiểm tra, An luôn cho Bình chép bài. Để trả ơn cho An, Bình luôn phải phục tùng mọi yêu cầu của An kể cả những yêu cầu vô lý.
- Em có đồng ý với cách xử lý của Bình không? Vì sao?
- Nếu là em, em sẽ xử lý như thế nào?
Câu 3: Nối mỗi ô ở cột I với một ô ở cột II sao cho phù hợp
Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn.
Bài tập về nhà
2, Chuẩn bị bài 7: “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK tr17.
+ Xem trước bài học, bài tập SGK tr17.
+ Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên.
1, Biết ơn là gì? Những việc làm của em thể hiện lòng biết ơn?
nguon VI OLET