Tiết 8- 11.
BÀI 4: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHỦ YẾU THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Tìm hiểu về quá trình chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
Đọc thông tin SHD/29 và cho biết: Những biểu hiện nào chứng tỏ chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
1. Tìm hiểu về quá trình chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
Những biểu hiện chứng tỏ chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới:
- Thế kỷ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mỹ La-tinh.
- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.
- Trong suốt những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, phong trào cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu nổ ra, góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản của Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
- 1859 – 1870, hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; 1864 – 1871, hoàn thành thống nhất Đức; 1861, cải cách nông nô diễn ra ở Nga, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
- Các nước tư bản bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước châu Á và châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
2. Tìm hiểu về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Đọc thông tin SHD/29 và kết hợp quan sát hình, hãy:
- Cho biết vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì nổi bật.
- Nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
2. Tìm hiểu về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Nước Anh:
Cuối thế kỷ XIX, nước Anh từ vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối toàn bộ đời sống xã hội.
Xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, nước Anh đã có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng tư sản là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
Nước Pháp:
Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, tốc độ phát triển kinh tế ở Pháp chậm lại, công nghiệp từ hàng thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh).
Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau Anh.
Nước Đức:
Sản xuất công nghiệp ở Đức cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX phát triển nhanh chóng, vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Đức.
Đức theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang, chủ trương dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Nước Mĩ:
Mỹ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Các công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện.
Chế độ chính trị Mỹ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền.
Nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:
Trong khi Anh và Pháp chủ trương đẩy mạnh xâm lược thuộc địa với hệ thống thuộc địa lớn nhất nhì thế giới, thì Đức thi hành chính sách đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, tích cực chạy đua vũ trang, như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới, còn Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung. Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.
3. Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
a) Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Đọc thông tin SHD/30 kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân.
3. Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với cách mạng công nghiệp, giữ vai trò nền tảng vô cùng quan trọng đối với cách mạng công nghiệp.
Những người công nhân bị bóc lột, áp bức hết sức nặng nề. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện hết sức tồi tàn, đồng lương lại thấp. Phụ nữ và trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương lại thấp hơn so với đàn ông.
Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày một sâu sắc và rồi bùng nổ dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân.


3. Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
b) Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Đọc thông tin SHD và quan sát hình ảnh, hãy:
- Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX.
- Cho biết hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Nhận xét về phong trào công nhân.
3. Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
b) Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX:
Những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834, khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức) năm 1844, phong trào Hiến chương ở Anh năm 1836 -  1847.
Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập.
18/3/1871, khởi nghĩa ở Pa-ri bùng nổ và giành thắng lợi, dẫn tới sự ra đời của Công xã Pa-ri - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
Cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân tiếp tục phát triển, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của hàng chục vạn công nhân Si-ca-gô ngày 1/5/1886.
Năm 1903, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Đảng vô sản kiểu mới), do Lênin sáng lập, ra đời.
Cách mạng Nga 1905 - 1907 do giai cấp công nhân Nga lãnh đạo làm suy yếu chế độ Nga Hoàng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi năm 1917.
b) Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân:
Phong trào đập phá máy móc và công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản. Phong trào này diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Song, việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị.
Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cao và có tổ chức hơn với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
Nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân:
Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân giai đoạn này đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ rang. Tuy nhiên, nó đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo cơ sở, điều kiện cho lý luận khoa học sau này.
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1. Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước tư sản Âu – Mĩ vào nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào (điều kiện ăn ở, lao động, thời gian làm việc mỗi ngày, tiền lương)?
Bài 1. Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước tư sản Âu – Mĩ vào nửa đầu thế kỉ XIX như sau:
- Công nhân phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện lao động vất vả để nhận được lương chết đói.
- Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc, lương thấp hơn đàn ông, điều kiện ăn ở tồi tàn.

Bài 2. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời năm nào? Hãy lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng: A. 1848  

Bài 3. Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

Bài 3. Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được biểu hiện:
- Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
- Giai cấp thống trị hiếu chiến, âm mưu dùng vũ lực chiếm lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến”.


Bài 4. Nêu đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Bài 4. Đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Đều là cường quốc chuyển từ chế độ tư bản sang đế quốc.
- Có sự phát triển nhanh nên nhu cầu về thị trường cũng như nguồn nguyên liệu tăng cao, do đó các nước này liên tục tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Về nhà hoàn thiện phần D-E SHD/32
2. Đọc bài 5 và trả lời câu hỏi mục 1, mục 2(B) SHD/33,34


Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô
và các em học sinh
nguon VI OLET