Chị em Thúy Kiều
-Nguyễn Du-
i. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vị trí đoạn trích:
Trích phần đầu tác phẩm (giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại và chân dung hai chị em Thuý Kiều)
2. Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
3. Bố cục:
* Đoạn 1: (4 câu đầu)
→ khái quát vẻ đẹp chung của hai chị em.
* Đoạn 2: (4 câu tiếp)
→ Sắc đẹp của Thuý Vân.
* Đoạn 3: (12 câu tiếp)
→ Sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
* Đoạn 4: (4 câu cuối)
→ cuộc sống êm đềm của 2 chị em.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
a. Khái quát vẻ đẹp 2 chị em Thuý Kiều (4 câu đầu)

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
-> Thúy Kiều - Thúy Vân là con đầu, đều là 2 cô gái rất đẹp.
⇒ “Tố Nga”: cô gái đẹp

“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Vẻ đẹp của 2 cô gái được miêu tả bằng hình ảnh ẩn dụ vẻ đẹp của thiên nhiên (mai - tuyết).
vóc dáng như mai, tinh thần như tuyết.
- Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, tượng trưng ước lệ.
-> Vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em.
⇒ Hai cô gái mỗi người có một vẻ đẹp riêng nhưng đều đạt đến độ hoàn mỹ.
b. Nhân vật Thuý Vân: (Câu 5 -> 8)
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
- Sắc đẹp Thuý Vân được miêu tả từ các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.
- Nghệ thuật: so sánh vẻ đẹp của con người (hình ảnh ẩn dụ) với cái cao đẹp nhất của tự nhiên: Trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết
(Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như mặt trăng
Lông mày sắc như con ngài
Miệng cười tươi thắm như hoa
Lời nói đẹp như ngọc
Mái tóc đen óng ả hơn mây
Làn da trắng hơn tuyết)
-> Thuý Vân hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, đoan trang, phúc hậu
-=> Vẻ đẹp Thuý Vân tạo nên sự hài hoà, cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
c. Nhân vật Thuý Kiều: (Câu 9 -> 20)

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn

- Nghệ thuật đòn bẩy : Thuý Vân làm nền để khắc hoạ rõ nét vẻ đẹp của Thuý Kiều.
- Câu thơ miêu tả Thuý Kiều nhiều hơn câu thơ miêu tả Thuý Vân
->Miêu tả Thuý Kiều cả sắc đẹp và tài năng.
=> Khái quát: So với Thuý Vân, Thuý Kiều sắc sảo hơn về nhan sắc, mặn mà hơn về tâm hồn.
*Về sắc đẹp của Kiều:
“Làn thu thuỷ … hoạ hai”

"Làn thu thuỷ nét xuân sơn”
- Hình ảnh ước lệ, Tập trung vào đôi mắt, lông mày của Kiều
-> Đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu
-> Lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân.
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
-Hình ảnh ước lệ, Sắc đẹp của kiều làm cho hoa ghen, liễu hờn và sắc đẹp làm cho người ta say đắm đến nỗi“nghiêng nước nghiêng thành”
⇒ Thuý Kiều hiện lên là một nữ giai nhân tuyệt sắc.
“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”
-> Nói về sắc đẹp thì Kiều đứng số một không ai sánh bằng “Sắc đành đòi một”



* Về tài năng của Kiều:
- Về tài năng của Kiều hoạ ra mới có người thứ hai “tài đành hoạ hai”

“Thông minh …. não nhân”
- Thuý Kiều còn là cô gái thông minh, tài năng đạt đến mức lí tưởng.
- Tài: cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ) đều giỏi.
- Đặc biệt là tài đàn : là sở trường, năng khiếu “nghề riêng”; vượt lên trên mọi người “ăn đứt”
- Một thiên “Bạc mệnh”: Kiều sáng tác bản nhạc có tên là “Bạc mệnh”, cho thấy nàng là người đa sầu, đa cảm.
⇒ Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn.
⇒ Sắc đẹp và tài năng của Kiều khiến tạo hoá phải “ghen, hờn”, phải đố kị, dự báo trước cuộc đời không êm ả, không suôn sẻ.

c. Cuộc sống của hai chị em: (4 câu thơ cuối)
Hai chị em Kiều sống trong cảnh quyền quý, cao sang, dù sống trong cảnh phong lưu, nhưng cả hai biết giữ khuôn phép, gia giáo của gia đình.
Cả hai đều đã đến tuổi búi tóc cài trâm nhưng vẫn “tường đông ong bướm đi về mặc ai”.


III. Tổng Kết:
Ghi nhớ: SGK/T. 83
Một số câu hỏi xoay quanh bài học
1. Nêu vị trí đoạn trích
 Vị trí đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”: nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thuý Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc hai chị em thuý vân, Thuý Kiều.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích chị em Thuý Kiều là: Biểu cảm - ước lệ tượng trưng.
 
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
3: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”? Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ?

- Mai cốt cách: cốt cách thanh tao, mảnh dẻ như cây mai.
- Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng, khôi nguyên như tuyết. 
Câu thơ sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em
 4. Chân dung của Thuý Kiều đã dự cảm số phận của nàng sẽ ra sao

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.
KẾT THÚC BÀI HỌC HÔM NAY !
nguon VI OLET