Bài 6: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914-1918)
II.Diễn Biến Của Chiến Tranh
2.Giai Đoạn Thứ 2(1917-1918)
+ Cuộc cách mạng Tháng Hai
ở Nga bùng nổ dưới khẩu hiệu “Đả đảo Nga Hoàng” “đả đảo chiến tranh” => Chế độ Nga Hoàng sụp đổ.
+ Đức sử dụng “ Chiến tranh tầu ngầm” cuộc chiến ác liệt dưới biển.
+2/4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức, chiến tranh ngày càng khốc liệt.
Lính Úc phải đeo mặt nạ chống hơi ngạt
Những người lính Anh tận hưởng giây phút yên bình hiếm hoi tại căn cứ của mình,65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý
+ 7/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích, Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô viết thông qua sắc lệnh hoà bình.
+ 3/3/1918, Nga ký với Đức Hoà ước Bret Litốp rút khỏi chiến tranh. Nga đã mất khoảng 842.000 km2
1918- Đức tấn công Pháp. Pari bị uy hiếp.
Nhà thờ Reims trong cơn mưa bom bão đạn
Các binh sĩ Ấn Độ bên bờ sông miền bắc nước Pháp
Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10) Áo- Hung(2.11)

+ 9/11/1918, Cách mạng Đức bùng nổ và thắng lợi, Chế độ phong kiến bị sụp đổ.
+ 11/11/1918, Đức ký điều ước đầu hàng chiến tranh, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước

D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước
Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước

B. Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu

C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao

D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh
Ngày 3 – 3 – 1918, Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa
A. Nga và Pháp

B. Nga và Đức

C. Anh và Pháp

D. Đức và Mĩ
Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp là

A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc

B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc

C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước

D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước
Cuối tháng 9 – 1918, quân Đức ở vào tình thế như thế nào?
A. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ

B. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Thổ Nhĩ Kì

C. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Bungari

D. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Ba Lan
Đế quốc nào được mệnh danh là “con hồ đói đến bản tiệc muộn”?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Nhật Bán.
C. Đế quốc Đức.
D. Đế quốc Pháp.
nguon VI OLET