Tiết 23

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
a. Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ.
e. Loài cây em yêu.








1. Đề văn biểu cảm
a. Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…)
quê hương.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ.
e. Loài cây em yêu.
dòng sông
yêu , nhớ , gần gũi...
đêm trăng trung thu
thích, yêu...
Yêu quý, tự hào, trân trọng, ấm áp, hạnh phúc, sung sướng
Tuổi thơ
yêu mến, gắn bó...
loài cây
vui, buồn, kỉ niệm
nụ cười của mẹ
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
* Tìm hiểu đề
- Đối tượng biểu cảm:
* Tìm ý:
Nụ cười của mẹ.

- Tình cảm cần biểu hiện:
Cảm nghĩ . Thể loại: Văn biểu cảm.
- Cảm xúc của em ra sao khi nhìn thấy nụ cười của mẹ?
- Làm thế nào để luôn thấy được nụ cười của mẹ?
GỢI Ý
- Khi nào mẹ cười?
- Nụ cười của mẹ đẹp thế nào?
- Có phải chỉ khi em làm đựợc việc tốt mẹ mới cười không?
- Em nhớ nhất nụ cười của mẹ lúc nào?

- Nếu thiếu nụ cười của mẹ em sẽ làm gì?
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
* Tìm hiểu đề
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.
- Tình cảm cần biểu hiện: Cảm nghĩ . Thể loại: Văn biểu cảm.
* Tìm ý:
- Cảm xúc về nụ cười vui, khích lệ khi em tiến bộ; nụ cười động viên, an ủi khi em buồn, mắc lỗi,
- Cảm nghĩ khi thiếu vắng nụ cười của mẹ
- Suy nghĩ: Làm sao để nụ cười vui luôn rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ.
Bước 2. Lập dàn bài
1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
2. Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
Nụ cười vui, thương yêu, hạnh phúc, tự hào (khi con ngoan ngoãn, nhận phần thưởng trong học tập, biết giúp đỡ, quan tâm đến mọi người)
Nụ cười khuyến khích (mỗi khi em tiến bộ, làm được việc tốt…)
- Nụ cười an ủi, động viên.( khi em buồn, chưa đạt được kết quả như mong muốn…)
Những khi vắng nụ cười của mẹ.(lo sợ, buồn, cố gắng làm mẹ vui…)
Nụ cười của mẹ đối với gia đình, làng xóm…
3.  Kết bài
-  Nhận xét về nụ cười ấy…
-  Bộc lộ cảm xúc của em, nêu lời hứa, ước mong…
Bước 3. Viết bài
  Mở bài:
Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
Thân bài
Bạn có biết không, ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời, mẹ tuy phải chịu bao đau đớn về thể xác nhưng trên môi mẹ vẫn nở nụ cười. Đó là nụ cười của sự hạnh phúc và mãn nguyện vì có con trên đời. Khi chiếc môi bé nhỏ cất lên bất ngờ tiếng gọi “Mẹ ơi” khiến tim mẹ vui như vỡ òa, mẹ lại nở nụ cười hân hoan, vui sướng . Lần đầu tiên con đền trường và được điểm giỏi mẹ đã nở nụ cười hạnh phúc, vui mừng. Lúc con tốt nghiệp, cầm chiếc bằng cử nhân trong tay, mẹ đã nở nụ cười hãnh diện và tự hào .Trên mỗi chặng đường của ta, đều có nụ cười của mẹ bên mình, luôn luôn sưởi ấm và khiến ta vững tâm trong hành trình của mình.
Kết bài
Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
ĐỀ: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Bước 4. Sửa chữa bài. sau khi viết xong cần đọc lại và sửa chữa
2. Các bước làm một bài văn biểu cảm
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
Bước 2. Lập dàn bài
Bước 3. Viết bài
Bước 4. Sửa bài
Vẽ sơ đồ tư duy
II. LUYỆN TẬP
C�U H?I
a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề văn thích hợp.
b. Hãy nêu lên dàn ý của bài.
c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn
a. Nội dung: Bài văn biểu đạt tình cảm yêu quê hương thắm thiết, đến độ đam mê của nhân vật Tôi với nơi chôn nhau cắt rốn
- Có thể đặt tên cho bài viết này là : “An Giang quê hương tôi” hoặc “An Giang tình sâu nghĩa nặng”
b. Dàn ý
1.Mở bài: Từ đầu đến … “người yêu” : Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang
2.Thân bài.
Tiếp theo đến … “thống thiết”.
Những tình yêu gắn bó với không gian, cảnh vật thiên của quê hương từ thủa ấu thơ
Truyền thống oanh liệt của quê hương.
3. Kết bài: Cảm tưởng thành kính và biết ơn đất mẹ
c. Phương thức: miêu tả, biểu cảm. Ngoài ra còn tự sự
II. LUYỆN TẬP:
1. Đọc các đoạn văn sau và xác định vị trí của chúng trong bài văn:
Mẹ – tiếng nói ấy mới ngọt ngào, tha thiết làm sao. Mẹ là niềm tin, là hạnh phúc của con. Con yêu mẹ lắm. Yêu đôi mắt hiền từ, dịu dàng, yêu đôi bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ và đặc biệt con yêu nhất nụ cười của mẹ – nụ cười đã bao lần sưởi ấm trái tim con
Ai cũng bảo mẹ hay cười, con cũng thấy như vậy. Khi con làm được một việc dù là rất nhỏ như rửa bát, quét nhà,… mẹ cười rất tươi. gương mặt mẹ như thầm nói “giỏi lắm, con trai của mẹ”. Rồi nụ cười của mẹ như được nhân đôi lên khi con khoe với mẹ những điểm 9, điểm 10, những giấy khen của nhà trường trao tặng. Mẹ cười, ánh mắt mẹ rạng ngời. Lúc đó, trông mẹ như trẻ hẳn ra.
Con còn nhớ, có một lần bà ngoại ở quê ra chơi. Mẹ reo to “Minh ơi, bà ngoại đến...”. Bỏ dở cả rổ rau đang nhặt, mẹ chạy lại ôm chầm lấy cái dáng người nhỏ nhắn, xiêu xiêu của bà, bàn tay gầy gầy của bà vuốt nhẹ mái tóc mẹ. Mẹ cười rất tươi nhưng con lại thấy đôi mắt mẹ ngấn nước. Đến bây giờ, con đã hiểu lúc đó mẹ thật hạnh phúc cũng giống như con bây giờ mỗi lần đi học về lại được mẹ ôm vậy.
a.
b.
c.
* Nắm nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập.
- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, sách.
- Cho đề bài:Loài cây em yêu
Hãy tiến hành các bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho đề văn trên.
* Soạn bài:“Bánh trôi nước”
- Đọc văn bản, chú thích và trả lời các câu hỏi , phần đọc- hiểu văn bản
- Xác định bố cục, thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài.
Hướng dẫn về nhà
nguon VI OLET