TIẾT 8: ÔN TẬP
TIẾT 8 : ÔN TẬP
A. LÝ THUYẾT
CHUYỂN ĐỘNG
LỰC

CHUYỂN ĐỘNG
Chuyển động cơ học là gì?
TL: Là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian.
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
TL: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Một số chuyển động thường gặp: CĐ thẳng, CĐ cong, CĐ tròn.
CHUYỂN ĐỘNG
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

VẬN TỐC

s = v.t
CT tính vận tốc: v = s/t
t = s/v

CĐ đều
Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
CT tính vận tốc TB:
+ Nếu có 1 quãng đường
vtb = s/t
+ Nếu có n quãng đường:





CĐ không đều
Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian

LỰC
Lực là một đại lượng vectơ vì nó không chỉ có độ lớn mà còn có cả phương và chiều
Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương và chiều của lực .
+ Độ dài biểu thị cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Sự cân bằng lực:
Nếu một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì:
+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Quán tính: là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật

LỰC
Lực ma sát trượt: sinh ra khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác và cản trở chuyển động của vật.
Lực ma sát lăn: sinh ra khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác và cản trở chuyển động của vật.
Lực ma sát nghỉ: sinh ra khi có lực tác dụng lên vật nhưng vật vẫn không dịch chuyển.
Lực ma sát có thể có lợi
Lực ma sát có thể có hại
B. BÀI TẬP
TIẾT 8 : ÔN TẬP
Câu 1: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
chuyển động so với tàu thứ hai
B. đứng yên so với tàu thứ hai
C. chuyển động so với tàu thứ nhất.
D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 60km/h. Điều đó cho biết gì?
A. Ô tô chuyển động được 60km B. Ô tô chuyển động trong một giờ
C. Ô to đi 1km trong 60 giờ D. Trong mỗi giờ ô tô đi được 60km.
Câu 3: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh ai chạy chậm?
A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động B. Căn cứ vào thời gian chuyển động
C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động
D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 4 : Trong các cách sau đây cách nào làm giảm được lực ma sát
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt bị ép
Câu 5: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
D. lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật
Câu 6: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 3m/s B. 8m/s C. 4,67m/s D. 50m/s.
Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó
Câu 8: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 9: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau
D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau
Câu 10: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc
B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động
C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động
D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn
Câu 12: Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:
A. tăng ma sát lăn B. tăng ma sát nghỉ.
C. tăng ma sát trượt D. tăng quán tính
B. BÀI TẬP
TIẾT 8 : ÔN TẬP
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Một người đi xe đạp khởi hành từ thành phố A với vận tốc 4m/s đi thành phố B. Cũng tại thời điểm đó, một xe ô tô khởi hành từ thành phố B đi thành phố A với vận tốc 36km/h. Sau 1h20 phút hai xe gặp nhau tại địa điểm M
a. Tính khoảng cách giữa hai thành phố A và B?
b. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách thành phố B bao nhiêu km?
1
2
B
A
AB = ?
v1 = 4m/s
v2 = 36km/h
M
Giải:
Quãng đường xe thứ nhất đi trong 1h20 phút:
s1 = v1 .t1 = 14,4 . 4/3 = 19,2 (km)
Quãng đường xe thứ hai đi trong 1h20 phút:
s2 = v2 .t2 = 36 . 4/3 = 48 (km)
Khoảng cách giữa hai thành phố A và B là: 19,2 + 48 = 67,2 (km)
Nơi gặp nhau cách thành phố B là : 48 (km)

Tóm tắt:
v1 = 4m/s = 14,4 km/h
v2 = 36km/h
t = 1h20 phút = 4/3h
L =AB= ?
s2 = ?


Bài 2: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình vẽ bên và cho biết, dưới tác dụng của các lực đó vật chuyển động hay đứng yên?
G
F1
F2
10N
Lực F1 có:
Điểm đặt:tại G
Phương: nằm ngang
Chiều: từ phải qua trái
Độ lớn:F1 = 50N
Lực F2 có:
Điểm đặt:tại G
Phương: nằm ngang
Chiều: từ trái qua phải
Độ lớn:F1 = 30N
Dưới tác dụng của hai lực F1 và F2 vật sẽ dịch chuyển sang bên trái vì lực F1 > F2
Bài 3: Một ôtô có khối lượng 3 tấn chạy trong 3 giờ. Trong nửa thời gian đầu ôtô chạy với vận tốc trung bình bằng 15m/s, nửa thời gian còn lại ôtô chạy với vận tốc trung bình 50km/h.
a. Tính vận tốc trung bình của ôtô trong suốt thời gian chuyển động.
b. Tính lực kéo làm ôtô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ của lực cản lên ôtô bằng 1/3 trọng lượng của ôtô.
c. Khi ôtô đang chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang . Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên ôtô trong trường hợp này.
Tóm tắt:
m = 3 tấn = 3000kg
t= 3h
t1 = t2 = t/2 = 1,5h
v1 = 15m/s = 54 km/h
v2 = 50km/h
vtb= ?
Fc = 1/3P; Fk = ?
Biểu diễn lực
Giải:
Quãng đường ô tô đi trong nửa thời gian đầu:
s1 = v1 .t1 = 54 . 1,5 = 81 (km)
Quãng đường ô tô đi trong nửa thời gian còn lại:
s2 = v2 .t2 = 50 . 1,5 = 75 (km)
Vận tốc trung bình của ô tô trên cả chặng đường là:





b. Trọng lượng của ô tô:
P = 10 . m = 10. 3000 = 30.000 (N)
Độ lớn của lực cản là:




Vì xe chuyển động thẳng đều nên các lực tác dụng lên vật là các lực cân bằng nên Fk = Fc = 10.000(N)

c.
10.000N
Fc
Fk
P
N
Các lực tác dụng lên xe gồm 4 lực:
+ Trọng lực P, có P = 30.000N
+ Phản lực N, có N = 30.000N
+ Lực kéo Fk , có Fk = 10.000N
+ Lực cản Fc , có Fc = 10.000N
DẶN DÒ:
Xem lại các kiến thức được học từ bài 1 đến bài 6
Làm lại các bài tập đã làm để chuẩn bị cho tiết học sau làm bài kiểm tra giữa kì
nguon VI OLET