MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
* Những câu thơ tả cảnh sắc thiên nhiên:

- Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

- Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- Dấu hiệu nhận biết:
C?nh thiờn nhiờn tru?c l?u Ngung Bớch: non xa, trang g?n, cỏt v�ng, b?i h?ng, c?a b?, thuy?n, hoa, n?i c?, chõn mõy, m?t d?t.
- C?nh du?c hi?n lờn qua s? quan sỏt b?ng m?t thu?ng k?t h?p v?i s? c?m nh?n tinh t? c?a nh� tho -> g?i lờn 1 khụng gian mờnh mụng, r?n ng?p, hoang v?ng, tro tr?i c?a thiờn nhiờn tru?c l?u Ngung Bớch.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
.

* Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
- Dấu hiệu nhận biết:
Các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: bẽ bàng, bơ vơ, trông, chờ, tưởng, xót…
=> Đó là suy nghĩ của Kiều về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người với nỗi nhớ chàng Kim và cha mẹ.
=> Miêu tả nội tâm trực tiếp


Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?



Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?





Buồn trong nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh







Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Buồn xót xa cho thân phận
Buồn ngao ngán, khổ đau trong cảnh ngộ cô đơn
Buồn lo cho cảnh ngộ hiện tại của chính mình
Buồn nhớ gia đình, quê hương
Miêu tả cảnh cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.(NT Tả cảnh ngụ tình) =>Miêu tả nội tâm gián tiếp.
Miêu tả nội tâm?
- Miêu tả nội tâm là tái hiện những suy. nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật ; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
? So sánh điểm khác nhau giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm?
 Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng nhân vật người đọc hình dung được hình thức bên ngoài.
“Cụ Bá sinh một người con gái không biết tên là gì, người ta thường gọi nôm là Mít. Mặt tròn, má phình, chân tay mũm mĩm, da mịn, tóc dài, đứng lên còn chấm đất. Cô không đẹp lắm nhưng có duyên, cười rất tươi, má lúm đồng tiền tròn xoáy .Cô thích đội khăn vuông mỏ quạ. Trời rét cũng như trời nóng, cô thích trùm khăn để khỏi xấu đôi má phình”.
(Theo Song An Hoàng Ngọc Phách)
 Kể về việc cụ Bá sinh hạ người con gái và việc miêu tả cô gái đó.
Miêu tả nội tâm: Nét mặt, cử chỉ: mặt…co rúm, vết nhăn…xô lại,đầu…ngoẹo về một bên, miệng móm mém…mếu
=> Dằn vặt, đau khổ, ân hận, day dứt khi bán cậu Vàng.
=> Miêu tả nội tâm gián tiếp (nét mặt,cử chỉ)
2. LUYỆN TẬP:
“…Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”
(Bức tranh của em gái tôi-Tạ Duy Anh-Ngữ văn 6-tập2)

Bài tập 1.Tìm yếu tố miêu tả và cách miêu tả nhân vật.
-> Miêu tả nội tâm trực tiếp thông qua các từ ngữ bộc lộ cảm xúc.
Bài tập 2: Viết đoạn văn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn/ thầy cô/ người thân....
*Gợi ý :
- Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì ?
- Sự việc ấy diễn ra như thế nào ?
- Chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó ?
nguon VI OLET