Phần II. TÁC PHẨM
Tìm hiểu chung
a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết.
- Tháng 10-1954, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô.
=> Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc
b, Vị trí đoạn trích:
Nằm phần đầu của bài thơ tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
Nội dung: Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng. Đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc

Phần 1(8 câu đầu): Khung cảnh chia tay bịn rịn và tâm trạng của kẻ ở và người về.
Phần 2(tiếp đến câu 20): Lời của người Việt Bắc.
Phần 3(còn lại): Lời của người cách mạng.
Bố cục:
d, Kết cấu bài thơ:
Bài thơ có kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca.
Là lối đối thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ, khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước tương lai.
Nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến,…
=> Đoạn trích bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của anh cán bộ kháng chiến với
thiên nhiên và con người Việt Bắc.


e, Giá trị nội dung:
Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến bịn rịn của người cán bộ cách mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc, và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ cách mạng.
Khẳng định tình nghĩa thủy chung, tình cảm gắn bó uống nước nhớ nguồn của các bộ cách mạng với thủ đô kháng chiến, quê hương, cách mạng, người dân Việt Nam.
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.


f, Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.

nguon VI OLET