Xuan Sanh
1
1..Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
10.. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
HÃY ĐỌC ĐOẠN TRUYỆN THƠ SAU
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Xuan Sanh
2
15.. Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân………
20.. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
25.. Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
85.. Phũ phàng chi bấy hoá công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung,
90.. Nào người tích lục tham hồng là ai ?
đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
95.. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.
AI LÀ TÁC GIẢ CỦA NHỮNG ĐOẠN TRUYỆN THƠ NÀY?
Xuan Sanh
3
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
CÙNG TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM ĐỂ HIỂU VÌ SAO TRUYỆN KIỀU LÀ KIỆT TÁC VÀ NGUYỄN DU ĐƯỢC VINH DANH LÀ DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI

«TRUYỆN KIỀU» CỦA NGUYỄN DU
GỒM 3254 CÂU THƠ LỤC BÁT
NGUYỄN DU (1765 - 1820),
Xuan Sanh
5
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.
- Sớm mồ côi cha mẹ nên Nguyễn Du đã phải trải qua cuộc sống khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, không áo, ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân. Nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của ỏng. Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với hai sự kiện nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Sau khi ra làm quan, ông được cử đi sứ, có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ, phong phú và đa dạng.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bằng cả chữ Hán và chữ Nôm đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học. Về chữ Hán, có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bấc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm: nhiêu bài văn tế, thơ, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều bất hủ.
Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Quyết định số 37C/15 vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
6
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
Chữ Hán
Thanh Hiờn thi t?p
Nam trung t?p ngõm
B?c h�nh t?p l?c
243 bài
Chữ Nôm
Truy?n Ki?u
(Do?n tru?ng tõn thanh)
Van chiờu h?n
...

T?m vúc c?a thiờn t�i van h?c Nguy?n Du
l� ? c? sỏng tỏc ch? Hỏn v� ch? Nụm, d?c
bi?t l� ki?t tỏc Truy?n Ki?u. T? tỏc ph?m
n�y, Nguy?n Du l� ngu?i cú cụng d?u
trong vi?c phỏt tri?n n?n tho ca dõn
t?c b?ng ch? Nụm.
-Năm 1813 đi sứ sang Trung Quốc
-Năm 1820 chuẩn bị đi sứ lần 2 thì ông mất
7
Xuan Sanh
8
1. Nguồn gốc:  Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của  cuốn tiểu thuyết Trung Quốc là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Ông đã chuyển thể sang truyện thơ lục bát bằng chữ Nôm. Nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật, tả cảnh, tả tinh... của Nguyễn Du đểu đạt tới trình độ điêu luyện.
2. Chủ đề:  Truyện Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Xuan Sanh
9
3. Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:
Thuý Kiều là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiều tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán mình chuộc cha rổi rơi vào lầu xanh lần thứ nhất. Ở đó, nàng được Thúc Sinh bỏ tiền ra chuộc làm vợ lẽ, nhưng chẳng được bao lâu thì bị vợ cả là Hoạn Thư ghen ghét, đọa đày. Sóng gió cuộc đời đưa đẩy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. May mà nàng gặp người anh hùng Từ Hải và trở thành vợ chàng rồi được chàng giúp báo ân, báo oán. Bị Hổ Tôn Hiến dụ dỗ, Thuý Kiểu vô tinh đẩy Từ Hải vào chỗ chết nên nàng đau đớn, ân hận nhảy xuổng sồng Tiền Đường tự tử. Vãi Giác Duyên cứu nàng, sau đó đưa về Thảo Am tu cùng. Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều. Nhở Giác Duyên mà cả gia đình sum họp. Thuý Kiều, Kim Trọng tái hợp trong nỗi niềm mừng mừng tủi tủi. Ai cũng muốn hai người nối lại tình xưa, nhưng Thuý Kiểu đã quyết hai người chỉ nên là bạn tri kỉ.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Tóm tắt: Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân trong tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời” . Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
a. G?p g? v� dớnh u?c
10

Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
4.Bố cục truyện Kiều: 3 phàn
b- Gia biến và lưu lạc.
Tóm tắt: Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào Lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào Lầu xanh. ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải. một anh hùng “ đội trời đạp đất”. Tù Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
11
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
4.Bố cục truyện Kiều: 3 phần
Tóm tắt: Sau nửa năm về Liêu Dưương chịu tang chú. Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy “ – Ðem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ
12
c. Do�n t?
Cảnh đoàn viên
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
4.Bố cục truyện Kiều: 3 phần
5. Các nhân vật trong Truyện Kiều
a. Chính diện: Thuý Kiều,Thuý Vân, Từ Hải, Kim Trọng,Giác Duyên,Vương Quan….
13
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Đầu long hai ả Tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
b.Phản diện: Mã Giám Sinh,Tú Bà,Sở Khanh,Hồ Tôn Hiến…
14
Tú Bà
M· Gi¸m Sinh
Sở Khanh
Hồ Tôn Hiến
Có quan tổng đốc trọng thần/ Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài/ Đẩy xe vâng chỉ đặc sai/ Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đổng nhung"
"Nghe càng đắm, ngắm càng say/ Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình"
C.Trung gian: Hoạn Thư, Thúc Sinh,Thúc ông…
15
6. Thể loại:
Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
17
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
7. Giá trị nội dung Truyện Kiều
* Truyện Kiều - Bài ca vế tình yêu tự do về ước mơ công lí.
+ Truyện Kiều là bài ca vế tinh yêu tự do, trong sáng, thuỷ chung.
-  Mối tình giữa Thuý Kiều và Kim Trọng là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài, gái sắc. Hai người vừa gặp nhau lần đầu thì Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Tình yêu của họ không bi tính toán về địa vị, tiền tài làm vẩn đục.
Đặc biệt hơn nữa đó là mối tình chân thật và táo bạo hiếm có xưa nay. Thuý Kiều chủ động tìm đến với Kim Trọng để giãi bày tâm sự và cùng chàng thổ nguyền gắn bó trăm năm.
- Mối tinh trong sáng, đẹp đẽ như vậy nhưng rồi phải tan võ nhanh chóng trước cơn phong ba bão táp của những thế lực đen tối, bạo tàn.
- Ngày nay, chúng ta quan niệm tự do yêu đương là chuyện binh thường, nhưng trong xã hội phong kiến hà khắc thời Nguyễn Du, một mối tình lãng mạn như thô` lại là một ước mơ tốt đẹp, thấm nhuần tinh thần nhân đạo.
+ Truyện Kiều là ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân.
- Từ Hải lá hình ảnh người anh hùng lí tưởng của nhản dân. Thấy sự bất bằng, chàng không thể bỏ qua. Từ Hải giúp Kiểu báo ân, báo oán, làm quan toà xử tội những kẻ đã đày đọa, áp bức nàng.
- Từ Hải tượng trưng cho công lí, cho khát vọng tự do. Từ Hải chống lại triều đình không ngoài khát vọng tự do ngang dọc. Hồ Tôn Hiến đã giết chết Từ Hải bằng âm mưu thâm độc, nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Từ Hải vẫn sống mãi trong lòng quần chúng bị áp bức
Xuan Sanh
18
* Truyện Kiều - Tiếng khóc cho số phận con người.
- Truyện Kiều là tiếng khóc cho những mối tinh tan vỡ. Đó là mối tình đầu trong sáng, đạp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng; mối tinh đầy chua xót, đắng cay của Thuý Kiều với Thúc Sinh; mối tình tri âm, tri kỉ của Thuý Kiều và Từ Hải.
- Truyện Kiều là tiếng khóc cho tinh cốt nhục bị lìa tan. Suốt mười lăm năm lưu lạc, không khi nào Kiểu nguôi nhớ thương cha mẹ và các em. 
- Truyện Kiều là tiếng khóc cho nhân phẩm bị chà đạp. Nguyễn Du đã đánh những lời ai oán, đau đớn nhất để nói về cảnh Thuý Kiều phải bán mình, buộc phải tiếp khách làng chơi, bị mua đi bán lại như món hàng vô tri vô giác.
- Người đọc xót thương Thuý Kiều chính vì Nguyễn Du đã ngậm ngùi rơi lộ trước cảnh ngộ đáy bi kịch của một thiếu nữ tài sác bậc nhất mà lại bị giày vò, đày đọa bởi xã hội phong kiến vạn ác.
- Tiếng khóc trong Truyện Kiều vừa là tiếng kêu thương về quyển sống của con người trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế. Các nhân vật trong Truyện Kiều mà ông yêu quý đủ tài hoa, dù cố gắng vượt lên số phận, nhưng cuối cùng đều bị hủy hoại.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
7. Giá trị nội dung Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Xuan Sanh
19
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
7. Giá trị nội dung Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
* Truyện Kiều - Bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối. 
- Cùng với tiếng khóc đau đớn chứa đựng tinh thẩn nhân đạo sâu xa, Truyện Kiều còn là lời tố cáo mạnh mẽ hiện thực đen tối của xã hội phong kiến. Trước hết, tác giả tố cáo tội ác của giai cấp thống trị: từ bọn sai nha, quan xử Kiện, bọn chủ lầu xanh cho đến ả tiểu thư họ Hoạn, tên quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến,... Bọn chúng đểu ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
- Thuý Kiểu tài sắc vẹn toàn, lẽ ra nàng phải được sống một cuộc đời ấm êm, hạnh phúc, nhưng xã hội phong kiến bạo tàn đã cướp đi tất cả.
- Mấy phen Thuý Kiểu có vươn lên, tìm cách thoát khỏi cảnh đời ổ nhục nhưng đểu bị những thế lực bạo tàn nhấn chìm sâu hơn nữa. Hánh động quyên sinh của Thuý Kiều ở sông Tiền Đường không chỉ chấm dứt một đoạn đời mười lăm năm lưu lạc mà còn là cách Nguyễn Du kết án tội ác của cái xã hội đã đày đọa nàng.
- Tuy cuối cùng được gặp lại Kim Trọng nhưng Thuý Kiều cảm thấy cuộc đời minh đã mất hết ý nghĩa. Nàng sống cô đơn, món mỏi trong quãng dời còn lại. Đây là bản cáo trạng đanh thép của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến đáy áp bức, bát công.
Xuan Sanh
20
* Truyện Kiểu - Tiếng nói “hiểu đời” của Nguyễn Du.
- Giá trị của kiệt tác Truyện Kiều không chỉ ở nội dung và nghệ thuật mà còn thể hiện ở chiều sâu hiểu biết với con người, ở sự thông cảm, bao dung đối với con người của Nguyễn Du. Ông như hiểu hết mọi điều uẩn khúc trong đời sống tinh cảm của con người, nhìn rõ chỗ mạnh chỗ yếu, thậm chí cả chỗ tầm thường của từng nhân vật. Ông miêu tả nhân vật với cảm xúc xót xa, thương cảm hoặc khinh bỉ và căm phẫn.
- Thuý Kiểu và Từ Hải đều có tính cách cao thượng, mạnh mẽ, tuy nhiên cũng có khi yếu đuối, dại dột, tầm thường. Tuy vậy, bao giờ hai nhân vật này cũng chiếm trọn tinh cảm mến yêu của nhà thơ. Cao Bá Quát khen: Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời. Ý kiến đó khẳng định giá trị sâu sắc của tác phẩm.
- Trong Truyện Kiều, những nhân vật bác ái, từ bi không nhiều. Nguyễn Du nói đến họ một cách trân trọng để đem lại cho người đọc một niềm an ủi, hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Nhà thơ giúp người đọc hiểu ra rằng tại sao trong giai đoạn suy tàn của giai cấp phong kiến, lòng thương người lại hiếm hoi đến thế! Nguyễn Du kín đáo khẳng định: Cái chế độ bất nhân, bất nghĩa đó không có lí do gì để tiếp tục tồn tại.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
7. Giá trị nội dung Truyện Kiều
Xuan Sanh
21
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật sống động:
- Các nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét riêng nổi bật, vừa có nét điển hình, đặc biệt là về tâm lí. Chỉ cần một đôi nét miêu tả chính xác, tài tình là tác giả đã thể hiện đúng thần thái của nhân vật ấy.
+ Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình:
- Nguyễn Du có biệt tài kể chuyện và giới thiệu nhân vật một cách ngắn gọn và sinh động. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã giúp người đọc hiểu được tinh huống, tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Nguyễn Du đã biến thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trở thành một hình thức thơ trang nhã và hấp dẫn.
- Ngôn ngữ Truyện Kiều trong sáng, phong phú, trau chuốt và giàu sức biểu cảm. Ngôn ngữ dân gian kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ bác học. Lời thơ tuy được viết cách đây hai trăm năm nhưng đến nay đọc vẫn thấy mới mẻ. Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hoá cao độ, nhân vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn. Tác giả sử dụng từ Hán - Việt, các điển tích, điển cố rất đúng chỗ, phép đối rất chỉnh. Bằng Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng cao bản chất giàu và đẹp của Tiếng Việt; khai thác và sáng tạo để làm nên một kiệt tác bất hủ.
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
7. Giá trị nội dung Truyện Kiều
8. Giá trị nghệ thuật
* Hạn chế:
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo Phật (Định mệnh,tài mệnh tương đố…)
22
III. Ghi nhớ
Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt nam.
Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
23
Tiết 25,26 – Văn bản TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
II. Giới thiệu Truyện Kiều
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Giá trị sức sống của Truyện Kiều.
- Dự báo cuộc đời: Bói Kiều
- Ca nhạc dân gian:ca trù, lẩy Kiều, vịnh Kiều, tập kiều…
24
“Lẩy Kiều” thường là ghép các câu khác nhau trong Truyện Kiều với nhau, tạo ra nghĩa khác, ứng với văn cảnh khác. ... Hai câu này ở hai cảnh huống khác nhau, vị trí khác nhau trong Truyện Kiều, ghép với nhau chỉ tình cảnh của ai đó cho hàng xóm mượn tiền, thúc mãi đến khi phát hiện người vay tiền đã đi đâu rồi
Xuan Sanh
25
bài lẩy Kiều “Bánh ngọt tình vàng”.
BÁNH NGỌT TÌNH VÀNG
Trải bao thỏ lặn ác tà/ Rộn đường gần với nỗi xa bời bời/ Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người/ Nhớ thời kháng chiến tơi bời đạn bom/ Đường Chín ghi một dấu son/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời /Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi/Trở về quê cũ tìm người tri âm/ Đã nguyền hai chữ đồng tâm/ Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau/ Trải qua một cuộc bể dâu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Hải Dương tình lại gặp tình/ Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao/ Đậu xanh hương bánh ngọt ngào/ Nghề gia truyền đã rơi vào tay ai?/ Đã không kẻ đoái, người hoài/ Tiếc nghề mà lại ngậm ngùi cho thân!/ Lại càng mê mẩn tinh thần/ Tìm người ghé lại ân cần hỏi han/ Giờ đây bèo hợp, mây tan/ Xin bày cho những cách làm ngày xưa/ Quản bao tháng đợi năm chờ/ Cũng may dây cát được nhờ bóng cây/ Nghề xưa càng lắc càng đầy /Phúc nào đổi được giá này cho ngang.
Nguyên Hương bánh phải thật sang/ Bao bì thật đẹp, khách hàng đều mê/Bao người cách trở sơn khê/ Cũng tìm đủ cách trở về hỏi mua/ Khối người tìm cách ganh đua/ Nguyên thì đủ loại, Hương thừa tính danh/ Gần xa nô nức yến oanh/ Hải Dương bánh đậu nổi danh khắp miền.
Này này sự đã quả nhiên/ Nghề xưa nay đã nêu tên bảng vàng/ Có người khách ở viễn phương/ Nửa vòng trái đất tìm đường đến thăm/ Ăn xong nức nở khen thầm/ “Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai”/ Được rày nhờ chút thơm rơi/ Kể sao cho xiết tình người bấy nay!/ Đồng tiền đã có trong tay/ Vừng đông trông đã đứng ngay nóc nhà.
Xuan Sanh
26
Bói Kiều là một hình thức xem bói cổ xưa của người Việt, được dựa trên những câu thơ ngẫu nhiên trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mà người xem bói mở trúng.
Dựa vào ý thơ, người xem có thể đoán những gì sắp đến về tình yêu, cuộc sống và mong muốn có một sự may mắn trong tương lai. Điều này cho thấy giá trị và sức sống lớn lao của tác phẩm, để khi gặp bất cứ cảnh ngộ nào trong đời, người ta cũng có thể tìm thấy một câu Kiều tương ứng
Trước kia, vào mỗi dịp tết đến xuân về những người già thường có tục lệ xem bói Kiều để cầu mong sự may mắn, an lành trong năm mới và cũng là sự chiêm nghiệm về cuộc đời.
Những nguyên tắc khi bói Kiều
Trước lúc bói Kiều, người bói phải ăn chay ở sạch, tắm gội xông hương rồi bày bàn thờ ra: lò hương, trầu cau, hoa, rượu…và tất nhiên không thể thiếu “linh vật” là cuốn truyện Kiều. Người bói muốn “linh nghiệm” thì lòng phải tĩnh, gạt bỏ mọi tạp niệm ra khỏi đầu óc, tâm phải thành.
Trong khi đó, người xem phải tâm niệm những gì mình cần muốn xem, tiếp theo ngồi ngay ngắn trước bàn và khấn “Lạy vua Từ Hải /Lạy vãi Giác Duyên/ Lạy tiên Thuý Kiều” “Con tên là…con cầu xin xem quẻ về….” Sau đó dùng tay để mở sách, nếu là nam thì mở bằng tay trái, còn là nữ thì mở bằng tay phải.
Xét về một số giá trị của xã hội thì bói Kiều mang lại sức sống hết sức mới mẻ mà những người xem nó cảm nhận. Nó không giống với những việc cả tin mù quáng về những bói toán mê tín dị đoan mà hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Truyện Kiều trở thành đối tượng nghiên cứu cho các nhà khoa học trong và ngoài nước.
+Truyện Kiều là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau như: kịch, tuồng, thơ ca, phim ảnh, hội họa…
+ Truyện Kiều đã đi vào đời sống nhân dân,trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt dưới các hình thức sinh hoạt dân gian như : nhại Kiều, đố Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều…
Đố: Truyện Kiều" anh đã thuộc làu
Đố anh kể được một câu năm người?
Giải:
Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu!
Đố: Truyện kiều anh đã thuộc làu
Đố anh biết được câu nào sinh đôi?
Giải:
Đầu lòng hai ả tố nga
Đầu lòng hai đứa chắc là sinh đôi…
+ Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành những điển hình cho nhiều hạng người trong xã hội
+ Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thé giới.


27
Hướng dẫn học bài:
1-Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.
2- Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều.
3- Tóm tắt Truyện Kiều.


28
29
Chị em Thúy Kiều
30
Tiết thanh minh
Xuan Sanh
31
Gia đình gặp
tai biến
32
Kiều ở lầu Ngưng Bích
33
Kiều đánh đàn cho Hoạn Thư, Thúc Sinh
34
Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư
35
Kiều gặp Từ Hải
36
T Hải chết đứng
37
Kiều tự tử ở sông Tiền Đường
38
Vãi Giác Duyên cứu Kiều
39
Thúy Kiều quy ở cửa Phật
40
Kim- Kiều
tái hợp
41
Đoàn viên
nguon VI OLET