BÀI 6. TỤ ĐIỆN
I. Tụ điện
1. Tụ điện là gì?
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Tụ điện phẳng: Gồm hai bản kim loại đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Kí hiệu
2. Cách tích điện cho tụ điện.
Làm thế nào để tích điện cho một tụ điện?
Ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.
II. Điện dung của tụ điện.
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.
C: Gọi là điện dung của tụ điện.
1. Định nghĩa:
Điện dung C của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.
1. Định nghĩa:
Nó được đo bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
2. Đơn vị điện dung: C (F)
Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giưã hai bản của nó hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C.
Các ước của Fara:
3. Các loại tụ điện
Người ta thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện.
Trên thân mỗi tụ điện đều ghi: Giá trị của điện dung và hiệu điện thế giới hạn đặt vào tụ điện.
Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được gọi là tụ xoay.
4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.
Bài 1: Một tụ điện có điện dung 500pF, được mắc vào hai cực của một máy phát điện có hđt 220V. Tính điện tích của tụ điện.
TÓM TẮT:
C= 500pF= 500. 10-12 F
= 5. 10-10 F
U= 220V . TÌM Q=? C
Ta có: Q= C.U =5. 10-10 .220= 1,1. 10-7 C
Bài 2: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20F -200V. Nối hai bản tụ với hđt 120V.
a.Tính điện tích của tụ.
b.Tính điện tích tối đa mà tụ tích được.
nguon VI OLET