CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
Trường THCS .TT .TA1
CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

Mục tiêu bài học
• Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
• Trình bày được quá trình hình thành nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
• Nêu được các thành tựu văn hoá của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Hoạt động khởi động
:“Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”. Đó là những dòng thơ bắt đầu trong một bài thơ cổ ngợi ca dòng sông gắn với sự phát sinh và phát triển của nền văn minh Ai Cập. Nền văn minh đó gắn với những thành tựu vô cùng nổi bật như: kim tự tháp, xác ướp,...“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
Ai Cập nằm ở đâu trên bản đồ thế giới ?
Ai Cập cổ đại được hình thành ở đâu ?
Ai Cập hình thành ở sông nào?
Xác định con sông đó trên bản đồ

1. Điều kiện tự nhiên
Thảo luận nhóm
Các nhóm theo dõi đoạn trích (trên bảng) và hình đính kèm trả lời câu hỏi sau: Tại sao sông Nin biến vùng đất Ai Cập từ “một đống cát bụi” trở thành “một vườn hoa” ?

1. Điều kiện tự nhiên
Sông Nin đã đem lại những thuận lợi cho người Ai Cập cổ đại:
+ Nguồn nước dồi dào của sông Nin thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thối từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
1. Điều kiện tự nhiên
+ Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ nam đến bắc - từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không dùng buồm.
+ Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Hạ Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ bắc đến nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi lại khó khăn.
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
-Nằm ở phía bắc Châu Phi bên bờ Địa Trung Hải 
- Có con Sông Nin đã đem lại những thuận lợi cho người Ai Cập cổ đại:
+ Nguồn nước dồi dào của sông Nin thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.
Hai hình dưới đây cho em biết điều gì về kinh tế Ai Cập cổ đại ?
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
quan sát hình dưới đây với yêu cầu: lập bảng niên biểu của Ai Cập theo trục thời gian.
Hành trình lập quốc của người Ai Cập
2/Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
Mẫu bảng niên biểu lịch sử

BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
2/Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
Quá trình thống nhất Ai Cập cổ đại
bằng chiến tranh được thể hiện như
thế nào trên phiến đá Namer?
+ Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer, hay đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.
- Quá trình thông nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh được thể hiện trên phiến đá Namer:
+ Vua Namer đội cả hai vương miện (vương miện ở Thượng Ai Cập màu trắng, ở Hạ Ai Cập màu đỏ).
+ Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới - mặt 1, hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí - mặt 2.
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
Namer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cố đại là các pha-ra-ông (Kẻ ngự trong cung điện), có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.
2/Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
2/Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
Sơ đồ lịch sử nhà nước Ai Cập cổ đại
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
II.Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
- Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin.
- Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.
- Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
2/Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại
-Namer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cố đại là các pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.
.
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
3. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Các nhóm thảo luận : người Ai Cập cổ đại có những phát minh quan trọng nào ?
Y học
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
Điêu khắc
Quan sát các hình dưới đây và cho biết: em có nhận xét gì về các phát minh này, phát minh nào còn tồn tại đến ngày nay ?
Chữ tượng hình Ai Cập
Những thành tựu tiêu biểu
của văn hóa Ai Cập

Những thành tựu tiêu biểu
của văn hóa Ai Cập
Y học
Kĩ thuật ướp xác
Chữ viết
Biết rõ các bộ phận
cơ thể người
Giỏi về giải phẫu
Khắc trên phiến đá
Giấy làm từ
cây pa-pi-rút
Toán học
Giỏi về hình học
Biết cách đo đạc diện tích
Kiến trúc
Điêu khắc
Kim tự tháp
Tượng Nhân sư
chữ tượng hình
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
-Chữ viết : chữ tượng hình
-Toán học: rất giỏi về hình họcvà tính được số pi là 3,16
-Kiến trúc và điêu khắc : nhiều công trình vĩ đại như Kim tự tháp .
-Y học : Kỹ thuật ướp xác và giỏi về giải phẫu học.
Kỹ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại
Những người thân trong gia đình tổ chức đám tang để tiễn đưa người quá cố. Người Ai Cập cổ đại còn có tục lệ "mở miệng" để cho người chết ăn uống lại. Sau đó, quan tài mới được đặt vào mộ cùng với hành lý, quần áo, thức ăn, nước uống và những vật dụng có giá trị để người đã mất bắt đầu hành trình về thế giới bên kia.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Em ấn tượng nhất với thành tựu văn hoá nào, vì sao ?
Câu 3: Hãy nêu một số thành tựu hoặc vật dụng mà ngày nay chúng ta thừa hưởng từ Ai Cập cổ đại
Câu 4: diễn các chữ số của phép tính 124 + 321 = ? , 1565 – 1243 = ? theo cách viết chữ số của người Ai Cập cổ đại
nguon VI OLET