CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC
ONLINE
NGỮ VĂN 7
SỨ GIẢ VĂN HÓA
Hãy kể tên các loại bánh gắn liền với các địa phương hoặc dịp đặc biệt mà em biết?
Bánh cốm – Hà Nội
Bánh pía – Sóc Trăng
Bánh bột lọc – Huế
Bánh trung thu – Tết trung thu
Bánh chưng – Tết cổ truyền
Bánh trôi nước – miền Bắc
Chè trôi nước – miền Nam
BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
TIẾT 20: Văn bản:
1. Tác giả
I. Đọc – Hiểu chú thích
3
2
1
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thế kỉ XVIII đầu XIX (chưa cụ thể).
Từng sống ở phường Khán Xuân- Hồ Tây- Hà Nội.
Được mệnh danh là : Bà chúa thơ Nôm
4
Thơ bà có giọng điệu táo bạo, sắc sảo và có giá trị nhân văn sâu sắc.
Hồ Xuân Hương
SGK/ 95
2. Tác phẩm
SGK/ 95
Là tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Chữ viết: Chữ Nôm .
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
(4 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần câu 1- 2 – 4)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân hương)
Bánh trôi nước
Nối cách làm bánh trôi nước với hình ảnh minh họa
1. Nặn bánh
2. Thả bánh vào nồi nước sôi
3. Vớt bánh sau khi bánh nổi lên
4. Sắp ra đĩa
 Sử dụng hàng loạt các tính từ
 Miêu tả chân thực, chính xác về hình dáng chiếc bánh trôi và các bước làm bánh.
II. Đọc – Hiểu văn bản
- Màu sắc: Trắng
- Hình dáng: Tròn
- Quá trình nấu: Bảy nổi ba chìm
- Cách tạo hình: Rắn nát
- Nhân bánh: Lòng son
1.Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
(Nghĩa tả thực)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân hương)
Bánh trôi nước
“Trắng”  Màu sắc
“Tròn”  Hình dáng
“Bảy nổi ba chìm” Quá trình nấu
“Rắn nát”  Cách tạo hình
“Lòng son”  Nhân bánh
 Sử dụng hàng loạt các tính từ miêu tả chân thực, chính xác về hình dáng chiếc bánh trôi và các bước làm bánh.
Theo em, nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để hình ảnh chiếc bánh trôi gợi liên tưởng tới hình tượng người phụ nữ xưa?
 Ẩn dụ
II. Đọc – Hiểu văn bản:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
- “Thân em”:
+ Mô típ nghệ thuật quen thuộc trong ca dao.
+ Ẩn dụ: Người phụ nữ trong xã hội cũ.
- “Trắng”, “tròn”: trắng trẻo, đầy đặn
 Xinh đẹp, phúc hậu
- “Vừa”  Điệp ngữ
 Nhấn mạnh vẻ đẹp người phụ nữ.
 Người phụ nữ xinh đẹp, thân hình đầy đặn, trắng trẻo, căng tràn nhựa sống.
2. Hình ảnh người phụ nữ (nghĩa ẩn dụ)
a.Vẻ đẹp hình thể
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hồ Xuân Hương
Hình thể
Thân phận
Phẩm chất
- “Thân em vừa trắng vừa tròn”
 Mô típ nghệ thuật trong ca dao , ẩn dụ

 Điệp ngữ
 Ca ngợi người phụ nữ xinh đẹp.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Đảo thành ngữ : “Bảy nổi ba chìm”
 Lênh đênh, chìm nổi.
=> Chìm nổi, bấp bênh
=> Thân phận người phụ nữ cùng cực và xót xa giữa dòng đời.
 Khó khăn, gian truân
a.Vẻ đẹp hình thể
2. Hình ảnh người phụ nữ (nghĩa ẩn dụ)
b. Thân phận
-“Bảy nổi ba chìm…”
 Đảo thành ngữ
- Ẩn dụ: +“nước non”
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
- Cặp từ đối lập: “rắn - nát”
 vui – buồn, hạnh phúc – khổ đau
- Quan hệ từ: “mặc dầu”
 Xã hội phụ quyền
- Ẩn dụ: +“tay kẻ nặn”
 Người đàn ông
 Cặp từ đối lập
=> Cuộc đời bị lệ thuộc .
=> Phản ánh thân phận của người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình, may rủi phụ thuộc vào người khác, do người khác quyết định.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
II. Đọc – Hiểu văn bản:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
- Quan hệ từ: ‘Mà”
- Ẩn dụ: “Tấm lòng son”
 Sự thủy chung, son sắt.
“Vẫn giữ” : phó từ
Giữ cái vốn có
 Trân trọng, tự hào.
=> khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
Ca ngợi son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
a.Vẻ đẹp hình thể
2. Hình ảnh người phụ nữ (nghĩa ẩn dụ)
b. Thân phận
c. Vẻ đẹp phẩm chất
Ẩn dụ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước
Nét nghĩa 1: Tả thực về bánh trôi nước.
Nét nghĩa 2: Nói về phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Theo em trong hai nét nghĩa trên, nét nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Vì sao?
Bánh trôi nước
Nét nghĩa 1: Là phương tiện để truyền tải nghĩa thứ hai.
Nét nghĩa 2: Tạo nên giá trị bài thơ.
Tự hào về phẩm chất của người phụ nữ, oán trách xã hội bất công, thương cảm cho số phận và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
Em có suy nghĩ gì
về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa và nay?
Thúy Kiều
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Doanh nhân
Thái Vân Linh
Doanh nhân
Thái Hương
- Ẩn dụ
- Sử dụng thành ngữ điêu luyện, phù hợp làm tăng giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Tổng kết
Nội dung
- Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam xưa.
- Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Ghi nhớ (SGK/95)
LUYỆN TẬP
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Các em hãy hái những bông hoa hồng đẹp nhất để dành tặng mẹ - Người đã trải qua bao nỗi vất vả để nuôi lớn chúng ta nên người bằng cách trả lời nhanh và đúng các câu hỏi.
1. Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
Viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật .
Viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Viết bằng chữ Nôm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2.Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
Vẻ đẹp và số phận long đong.
Số phận bất hạnh.
Vẻ đẹp hình thể.
Vẻ đẹp tâm hồn.
3.Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung của bài thơ Bánh trôi nước?
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
4.Nghĩa thứ hai trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương là gì?
Diễn tả lại các công đoạn làm ra chiếc bánh trôi nước và các nguyên liệu làm nên chiếc bánh.
Phản ánh thái độ của người thưởng thức về hương vị của chiếc bánh trôi nước.
Phản ánh phẩm chất, vẻ đẹp và thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của những chiếc bánh trôi
5.Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau.
Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi luộc bánh chin sẽ nổi lên mặt nước.
Chiếc bánh có hình vuông, màu trắng và bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.
Chiếc bánh được nhào nặn, bên trong chứa nhân, bánh có màu đỏ và nổi trên mặt nước khi luộc.
V. Tìm tòi, mở rộng
Sưu tầm thơ các bài thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói về chủ đề người phụ nữ, đọc diễn cảm .
Bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã đem lại cho em những cảm nhận về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa . Liên hệ với người Phụ nữ Việt Nam thời hiện tại . Viết đoạn văn từ 8 đến 10 dòng nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
HƯỚNG DẪN Ở NHÀ
 BÀI HỌC: BÁNH TRÔI NƯỚC
-Đọc lại văn bản
-Hoàn thành bài tập vào vở
 Tự học có hướng dẫn: QUA ĐÈO NGANG
-Đọc văn bản sgk//102
-Trả lời các câu hỏi sgk//103
Tạm biệt các em!
nguon VI OLET