MÔN: SINH HỌC 8
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN PHÒNG HỌC TRỰC TUYẾN
CHỦ ĐỀ
VẬN ĐỘNG (5 TIẾT)
Tiết 7 - BÀI 7: BỘ XƯƠNG

HỆ CƠ
BỘ XƯƠNG
TIẾT 7: Chương II
bài 8: BỘ XƯƠNG
I. Các phần chính của bộ xương
II. Các khớp xương
NỘI DUNG
Tiêt 7: Bài 8 BỘ XƯƠNG
I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
1. Các phần chính của bộ xương
- Em hãy quan sát hình 7.1 và cho biết bộ xương được chia làm mấy phần chính? Đó là những phần nào?
Hình 7.1: Bộ xương người
Bộ xương được chia làm 3 phần chính: xương đầu, xương thân, xương tay - chân.
xương đầu
xương thân
Xương
tay
Xương
chân
I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
1. Các phần chính của bộ xương
- Bộ xương người chia làm 3 phần chính: xương đầu, xương thân và xương tay chân
Tiêt 7: Bài 8 BỘ XƯƠNG
Khối xương sọ
Các xương mặt
Hình 7.2: Xương đầu
Thông tin: thực chất xương đầu không phải là một chỉ có 1 xương lớn mà nó gồm nhiều xương ghép lại với nhau.
Xương sọ: do 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não.
Xương mặt: nhỏ, hàm bớt thô hơn so với xương thú, có lồi cắm phát triển.
Xương thân
Hình 7.3: Xương cột sống nhìn nghiêng
Cột sống: gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng
Xương tay
Xương chân
? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Xương
tay
* Giống: có các phần tương ứng giống nhau
- Xương đai hông (đai vai).
- Xương đùi (cánh tay)
- Xương cẳng chân (cẳng tay)
- Xương cổ chân (cổ tay)
- Xương bàn chân, ngón chân (ngón tay, ban tay)
* Khác: về kích thước, cấu tạo đai vai và đai hông, xương cổ tay, bàn tay, bàn chân.
- Xương tay ngắn, nhỏ, yếu, hoạt động linh hoạt.
- Xương chân to, dài, khỏe, có thêm xương gót chân.
? Vì sao có sự khác nhau đó?
Xương chân
Thích nghi với quá trình lao động và tư thế đứng thẳng.
I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
1. Các phần chính của bộ xương
* Bộ xương người chia làm 3 phần chính:
- Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
- Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
+ Cột sống: cong 4 chỗ, thành 2 hình chữ S nối tiếp nhau
+ Lồng ngực: các xương sườn gắn với cột sống và xương ức -> lồng ngực
- Xương chi gồm xương tay và xương chân.
+ Xương tay ngắn, nhỏ, yếu, hoạt động linh hoạt.
+ Xương chân to, dài, khỏe, hoạt động hạn chế
-> Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và tư thế đứng thẳng.
2. Chức năng của bộ xương
Tiêt 7: Bài 8 BỘ XƯƠNG
I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
- Nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể.
- Làm chỗ bám của các cơ
- Tạo khoang chứa bảo vệ các nội quan.
- Giúp cơ thể vận động, di chuyển và lao động
2. Chức năng của bộ xương
II. CÁC KHỚP XƯƠNG
Tiêt 7: Bài 8 BỘ XƯƠNG
Khớp xương
Khớp xương là gì?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp của các đầu xương.
Khớp đầu gối
Khớp xương cột sống
Khớp hộp sọ
Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
(Khớp đầu gối)
Khớp động
? Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động.
Một khớp động gồm:
- Sụn khớp bọc hai đầu xương.
- Dây chằng nối hai đầu xương với nhau.
- Bao hoạt dịch (bao chứa dịch khớp) ngăn đôi hai xương và tiết ra chất dịch nhờn giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng.
Khớp động
Khớp bán động
Khả năng cử động của khớp động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn có sụn trơn bóng và giữa khớp có bao chứa dịch khớp, còn diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
Khớp bất động có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên không cử động được.
I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
II. CÁC KHỚP XƯƠNG
- Khớp xương là nơi tiếp giáp của các đầu xương.
- Có 3 loại khớp xương:
+ Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt.
+ Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp khớp cử động hạn chế.
+ Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được.
Tiêt 7: Bài 8 BỘ XƯƠNG
Vì sao khi bị sai khớp thì chúng ta phải chữa ngay không được để lâu?
Vì để lâu thì bao khớp sẽ không tiết ra dịch nữa, sau này khi chữa khỏi bệnh thì khớp vẫn cử động khó khăn.
Bài tập 1
Qua kiến thức bài học và dựa vào tranh mô hình bộ xương em hãy xác định thành phần các xương trên cơ thể người và từ đó đưa ra chức năng của bộ xương?
Bộ xương có chức năng
* Nâng đỡ
* Bảo vệ cơ thể
* Là nơi bám của các cơ
BỘ XƯƠNG NGƯỜI
Xương tay
Xương đầu
Xương chân
Xương ức
Xương sườn
Xương sống
Xương thân
Bài tập 2
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 1 : Trong các khớp sau, khớp động là khớp:
a. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
b. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
c. Giữa xương đốt cổ 1 với đốt cổ 2.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
Bài tập 2
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 2: Trong các khớp sau, khớp bán động là khớp:
a. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
b. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
c. Giữa xương cẳng tay với xương cánh tay.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
Bài tập 2
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 3: Trong các khớp sau, khớp bất động là khớp:
a. Giữa xương cẳng tay với xương cánh tay.
b. Giữa xương đốt cổ 1 với xương chẩm.
c. Giữa xương hàm dưới với xương thái dương.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
Để bộ xương của cơ thể phát triển cân đối hoàn chỉnh chúng ta cần:
Ăn đủ chất, đặc biệt là thức ăn giàu canxi.
Lao động, thể dục thể thao vừa sức.
Tắm nắng vào buổi sáng sớm.
Ngồi học đứng tư thế.
...
DẶN DÒ
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 trang 27 SGK
- Xem bài 8: Cấu tạo và tình chất của xương
nguon VI OLET