CHỦ ĐỀ
VẬN ĐỘNG (6 TIẾT)
Tiết 7 - BÀI 7: BỘ XƯƠNG

HỆ CƠ
BỘ XƯƠNG
1. Cấu tạo
BỘ XƯƠNG NGƯỜI
Xuong tay
Xuong d?u
Xuong ch�n
Xuong ?c
Xuong su?n
Xuong c?t s?ng
Xuong th�n
Bộ xương
Xương đầu xương sọ xương mặt
Xương thân xương cột sống, xương ức và xương sườn
Xương chi xương tay xương chân
I. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
- Thông tin cần biết thêm: thực chất xương đầu không phải là một khối thống nhất mà nó gồm nhiều xương ghép lại với nhau.
Xương đầu
+ xương sọ: phát triển lớn, hình trứng và nhẹ
+ xương mặt: nhỏ, hình thành lồi cằm
Xương thân
+ xương cột sống: cong ở 4 chỗ
+ xương ức và xương sườn tạo nên lồng ngực nở 2 bên
Xương chi: Gồm xương tay và xương chân có các phần tương ứng giống nhau. Tuy nhiên có 1 số điểm khác nhau để thích nghi với chức năng đứng thẳng và lao động
+ Xương tay: ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều. Ngón cái đối diện các ngón còn lại.
+ Xương chân: dài, to, khoẻ, ít cử động hơn.
Chức năng của bộ xương: bảo vệ các nội quan, nâng đỡ, tạo khung cho cơ thể có hình dạng nhất định, là chỗ bám của cơ, vận động cơ thể
2. Chức năng của bộ xương
II. Phân biệt các loại xương (Đọc SGK)
XƯƠNG DÀI:
hình ống giữa chứa tủy
XƯƠNG NGẮN:
kích thước ngắn
XƯƠNG DẸT:
hình bản dẹt, mỏng
II. CÁC KHỚP XƯƠNG
- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.
- Có 3 loại khớp là: khớp động, khớp bán động và khớp bất động:

 Khả năng cử động của khớp hạn chế
 Không cử động được.
 Khớp cử động dễ dàng
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp xương:
* Khớp động: Cử động dễ dàng, linh hoạt:
+ Hai đầu xương có lớp sụn
+ Giữa có dịch khớp
+ Ngoài có dây chằng
Ví dụ : Khớp ở tay, chân như: Khớp đầu gối, khớp ở cổ tay, cổ chân, …
* Khớp bán động: Cử động hạn chế do có đĩa sụn ở giữa hai đầu xương.
Ví dụ : Khớp ở cột sống
* Khớp bất động: Không cử động được do các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa
Ví dụ : Khớp ở hộp sọ
II. CÁC KHỚP XƯƠNG
Bài tập :
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu 1 : Trong các khớp sau, khớp động là khớp:
a. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
b. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
c. Giữa xương đốt cổ 1 với đốt cổ 2.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.

Câu 2: Trong các khớp sau, khớp bán động là khớp:
a. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
b. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
c. Giữa xương cẳng tay với xương cánh tay.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.

Câu 3: Trong các khớp sau, khớp bất động là khớp:
a. Giữa xương cẳng tay với xương cánh tay.
b. Giữa xương đốt cổ 1 với xương chẩm.
c. Giữa xương hàm dưới với xương thái dương.
d. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
EM CÓ BIẾT ?
Bộ xương của người khi mới sinh có tới 300 chiếc. Khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc.
Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể, với người cao 1.83m thì xương đùi dài tới 50cm
DẶN DÒ
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc phần “Em có biết”.
- Chuẩn bị trước bài mới: Cấu tạo và tính chất của xương
nguon VI OLET