BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1)
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1)
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.
Trước CM tháng Tám
Tổng tuyển cử 6/1/1946
Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh này?
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1)
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền dân chủ cơ bản của công dân, trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó công dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở địa phương và trong phạm vi cả nước.

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1)
Em hãy tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Độ tuổi bầu cử, ứng cử?
Câu 2: Những trường hợp không được bầu cử?
Câu 3: Bầu cử tuân theo những nguyên tắc nào?
Cách thức thực hiện ứng cử?
Sinh viên đi bầu cử
Người cao tuổi đi bầu cử
Người mường đi bầu cử
Chức sắc đi bầu cử
- Pháp luật quy định những trường hợp không được bầu cử, ứng cử. Tại sao lại hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của họ?
Đáp án:
- Pháp luật hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của công dân trong một số trường hợp là vì: Người thuộc các trường hợp này đều đã vi phạm pháp luật, còn đang trong giai đoạn chấp hành án hình sự, hoặc chưa được xóa án hình sự. Họ bị hạn chế quyền công dân trong một thời hạn nhất định, vì ý thức pháp luật kém, nếu để họ thực hiện quyền bầu cử ứng cử có thể gây ra hậu quả xấu cho xã hội.
Những người vừa câm vừa điếc, không biết chữ có được tham gia bầu cử không?
Những người vừa câm vừa điếc, không thuộc các trường hợp: không được ghi tên vào danh sách cử tri, vì vậy họ đều được ghi tên vào danh sách cử tri, tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội.
Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng theo quy định “ cử tri không thể viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải đảm bảo bí mật phiếu bầu của cử tri,nếu cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu”
ứng cử viên gặp gỡ tiếp xúc cử tri
Tình huống:
“Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào với các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. Hà hãnh diện khoe “ Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”
Câu hỏi: Em chia sẻ với Hà niềm tự hào đó không? Vì sao?
Hà tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng. Tuy nhiên, việc Hà hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ thay cả bà và mẹ là một việc làm sai, cần phải phê phán. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi chúng ta phải tự mình lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho nguyện vọng của mình, tự thể hiện sự tín nhiệm của mình thông qua lá phiếu và tự mình bỏ vào thùng phiếu.
Để đảm bảo nguyên tắc này, ngày bầu cử ở nước ta được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, tổ Bầu cử phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình. Việc Hà thay bà và mẹ bỏ phiếu trực tiếp là vi phạm Luật bầu cử.
c. Ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử của công dân
Thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử sẽ có ý nghĩa như thế nào?
- Là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.
Để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta
Thể hiện sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước
- Đảm bảo thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế
video
Dặn dò
Học bài
Tìm hiểu về quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội
- Tìm hiểu cơ chế Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ?
nguon VI OLET