Nhiệt liệt chào mừng QUý thầy cô giáo về dự
MÔN TOÁN LỚP 6A1
GV: Nguyễn Trung Thắng
Trường THCS Định Hiệp
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
 Để đo đoạn thẳng AB ta thường dùng thước có chia khoảng cm (thước đo độ dài) và làm như sau:
Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch 7 cm. Ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 7 cm và kí hiệu AB = 7cm , hoặc BA = 7 cm.
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
 Nhận xét : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài .
Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
2. So sánh hai đoạn thẳng.

Gỉa sử ta có AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4 cm
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
2. So sánh hai đoạn thẳng.
 Ta nói:
Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB = CD.
Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD và kí hiệu EG > CD.
Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG và kí hiệu AB < EG.
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
?1. Cho các đoạn thẳng trong hình 41 dưới đây.
a) Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài và đánh dấu giống n hau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
b) So sánh hai đoạn thẳng EF và CD.
 Giải
a) AB = IK = 5cm ; EF = GH = 3cm ; CD = 6,5cm.
b) CD > EF
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
4. Củng cố bài.
Bài tập 44 / 119 sgk.
Hình 46
a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD ( tức là tính AB + BC + CD + DA)
Giải
a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự giảm dần là : AD > DC > BC > AB .
b) Chu vi hình ABCD = AB + BC + CD + CA
= 1,2 + 1,5 + 2,5 + 3 = 8,2 cm.
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
5. Dặn dò.
- Học thuộc nhận xét về độ dài của một đoạn thẳng , ôn lại cách đo độ dài đoạn thẳng .
- Làm các bài tập số : 41; 42; 43 trang số 119 sách giáo khoa và bài tập số 38; 41 trang 101 sách bài tập toán 6 tập 1.
- Làm các bài tập số : 41; 42; 43 trang số 119 sách giáo khoa và bài tập số 38 ; 41 trang 101 sách bài tập toán 6 tập 1.
- Đọc và soạn trước bài §8 giờ sau học.
Giờ học đến đây kết thúc !
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã về dự giờ lớp 6A1.
nguon VI OLET