BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
NGUỒN ĐIỆN
CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN
Thực hiện: nhóm 5
Nội dung:
III. Nguồn điện
1. Điều kiện để có dòng điện
2. Nguồn điện
III. Nguồn điện
1. Điều kiện để có dòng điện
a. Nhắc lại kiến thức ở THCS:
Trả lời các câu hỏi C5 và C6 trong sgk
C5
Các vật cho dòng điện chạy qua được gọi là các vật gì? Các hạt mang điện trong các vật loại này có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Các vật cho dòng điện chạy qua được gọi là vật dẫn điện (hay vật dẫn). VD: Kim loại, than chì, các dung dịch muối, axit, bazơ,…
- Các hạt mang điện trong các vật loại này có thể dịch chuyển tự do trong chúng.
Trả lời: Giữa hai đầu một đoạn mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có hiệu điện thế để có dòng điện chạy qua chúng.
C6
Giữa hai đầu một đoạn mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có điều kiện gì để có dòng điện chạy qua chúng?
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
* Hiệu điện thế này tạo ra trong vật dẫn một điện trường. Ta biết, điện trường là môi trường truyền tương tác điện, và nó tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. Vì thế, dưới tác dụng của lực điện, các hạt mang điện trở thành những hạt chuyển động có hướng. Và sự chuyển động có hướng của các hạt mang điện này tạo thành dòng điện trong vật dẫn.
III. Nguồn điện
1. Điều kiện để có dòng điện
b. Kết luận:
III. Nguồn điện
2. Nguồn điện:
a. Nhắc lại kiến thức ở THCS:
Trả lời các câu hỏi C7, C8 và C9 trong sgk
C7
Hãy kể tên 1 số các nguồn điện thường dùng.
Trả lời: Một số các nguồn điện thường dùng là: pin, bình ắc - quy, dinamo xe đạp, máy phát điện trong gia đình, máy phát điện trong các nhà máy, ổ điện,…
Máy phát điện dùng trong gia đình
Bình ắc - quy
Máy phát điện dùng trong nhà máy
C8
Bộ phận nào của mạch điện (hình vẽ) tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K?
Trả lời: Bộ phận tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K của mạch điện là nguồn điện.
C8
Nếu mắc mạch điện theo sơ đồ (hình vẽ) thì số chỉ của vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện có mối liên hệ gì? Điều đó cho biết có gì tồn tại giữa hai cực của nguồn điện?
Trả lời:
- Số chỉ của vôn kế giống số vôn ghi trên nguồn điện.
- Điều đó cho biết giữa hai cực của nguồn điện có tồn tại một hiệu điện thế.
I. Nguồn điện
2. Nguồn điện:
b. Sự tồn tại hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện:
*Nhận xét: Giữa hai cực của nguồn điện luôn có sự chênh lệch điện thế, tức là luôn tồn tại một hiệu điện thế.
Vai trò của nguồn điện: duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Khi giữa 2 cực của nguồn điện có sự chênh lệch điện thế (hiệu điện thế), điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích. Làm cho các điện tích dương (di chuyển cùng chiều vecto E) và các điện tích âm (di chuyển ngược chiều vecto E) trung hòa với nhau.
Lực lạ
Nguồn trung hòa về điện, tức là hiệu điện thế lúc này bằng không (vô lý)
III. Nguồn điện
2. Nguồn điện:
b. Sự tồn tại hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện:
- Khái niệm: Lực lạ là lực khác bản chất với lực điện, mà có thể tách các electron khỏi nguyên tử và chuyển các electron hay ion dương ra khỏi mỗi cực của nguồn điện.
- Tác dụng: Lực lạ giúp duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 5 ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



nguon VI OLET