Tiết 23-24-25
Kiều ở Lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I. TÌM HIỂU CHUNG
* Vị trí đoạn trích
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Gồm 22 câu, từ câu 1033 – 1054
Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh.Kiều uất ức định tự vẫn.Tú bà vờ hứa hẹn Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế,rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích,đợi thực hiện âm mưu mới.

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đât một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sống kêu quanh ghế ngồi
Giải thích
các từ khó
1,Khóa xuân :là khóa kín tuổi xuân,ý nói là cấm cung,nói Kiều bị giam lỏng
2,Bẽ bàng : Xấu hổ,tủi thẹn
3,Chén đồng:Chén rượu thề nguyền,cùng lòng ,cùng dạ với nhau
4,Tấm son:là tấm lòng son,tấm lòng thủy chung son sắt
5, Quạt nồng ấp lạnh:Mùa hè,trời nóng thì quạt cho cho cha mẹ ngủ,mùa đông trời lạnh thì nằm ấm chỗ sẵn cho cha mẹ ngủ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. /Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ( 6 câu đầu):
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ( 6 cầu đầu)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
-Trước lầu
-Khóa xuân
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
*Cảnh
-Non xa

-Trăng gần
Ở chung
-Cát vàng

-Bụi hồng
Bát ngát
Đẹp thoáng đãng nên thơ nhưng mênh mông,vắng lặng heo hút
*Tình
- Bẽ bàng
Mây sớm
Đèn khuya
Chán nản ,buồn tủi cô đơn
Tả cảnh ngụ tình
Câu 1:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

- Không gian: Non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng ->Cảnh đẹp, nên thơ, không gian bát ngát, mênh mông,vắng lặng.
-Thời gian: Mây sớm, đèn khuya
-> Vòng thời gian tuần hoàn, khép kín.
-Tâm trạng: Chán nản, buồn tủi.
-Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.

I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. /Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ( 6 câu đầu):
2/ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều: (8 câu tiếp)
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

? Trong cảnh ngộ cô đơn, Kiều nhớ đến ai? Nàng nhớ ai trước ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí. Kiều bán mình cứu cha và em thì phần nào chữ hiếu cũng đã thực hiện. Còn đối với chàng Kim nàng là kẻ phụ tình bội ước.
2/ Nỗi nhớ của Kim Trọng và cha mẹ: (8 câu tiếp)
a. Nhớ Kim Trọng:
-Dưới nguyệt, chén đồng.
-Rày trông, mai chờ
-Bản thân: bơ vơ, tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Nhớ buổi thề nguyền.
Tưởng tượng Kim Trọng nhớ mình..
=> Một người tình chung thuỷ.
Đau đớn, xót xa khi đã phụ tình
2/ Nỗi nhớ của Kim Trọng và cha mẹ:
a. Nhớ Kim Trọng:
Một người tình chung thuỷ.
b. Nhớ cha mẹ:
-Xót người tựa cửa hôm mai
-Quạt nồng ấp lạnh
-Sân Lai, gốc tử
Sớm hôm mong chờ con
-Điển tích, ẩn dụ
-Xót xa, lo lắng.
Một người con hiếu thảo.
Không ai phụng dưỡng cha mẹ, không báo hiếu được.
Giàu lòng vị tha
? Những phẩm chất tốt đẹp của Kiều hiện lên ở nỗi nhớ người thân là gì?
=>Trong cảnh ngộ éo le này nàng là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về người yêu và cha mẹ. Nàng là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
? Khi buồn, cô đơn nhớ Kim Trọng và cha mẹ Kiều đã tâm sự cùng ai?
=>Kiều đã nói với chính bản thân mình.Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ độc thoại để khắc họa tính cách nhân vật.
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ độc thoại?
Lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng và ở đây Kiều đang nói với chính bản thân mình.
3. Tâm trạng buồn lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Thảo luận : (3 phút)
8 câu thơ chia làm 4 cặp câu, mỗi cặp nói về một cảnh vật, mỗi cảnh vật là một tâm trạng của Kiều. Em hãy chỉ ra những cảnh vật và tâm trạng ấy?
3/ Tâm trạng buồn lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật:
-Cánh buồm xa xa
-Hoa trôi man mác.
-Nội cỏ, chân mây mặt đất, xanh xanh.
-Gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm

Nhớ cha mẹ gia đình và quê hương
Buồn cho thân phận lênh đênh không biết đi đầu,về đâu của mình.
Cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, héo tàn, tương lai mờ mịt.
Nỗi sợ hãi khủng khiếp, nghĩ về tai họa sắp ập đến.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất môt màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Buồn trông
Buồn trông
Buồn trông
Buồn trông
xanh xanh
xa xa
man mác
rầu rầu
Ầm ầm
Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ này? Phân tích tác dụng?
- Nghệ thuật: Ẩn dụ (Hoa, ngọn nước, chân mây), điệp ngữ, từ láy, câu hỏi tu từ, độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình.
Nỗi buồn cô đơn, xót xa, đau đớn, bế tắc tuyệt vọng.
3/ Tâm trạng buồn lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật:
-Cánh buồm xa xa
Nhớ cha mẹ gia đình và quê hương
-Hoa trôi man mác
Buồn cho thân phận lênh đênh không biết trôi dạt về đâu.
-Nội cỏ, chân mây mặt đất, xanh xanh
Cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, héo tàn, tương lai mờ mịt.
-Gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm.
Nỗi sợ hãi khủng khiếp, nghĩ về tai họa sắp ập đến.
Điệp ngữ: Buồn trông=>Điệp khúc của tâm trạng.
=>Nỗi buồn cô đơn, xót xa, đau đớn, bế tắc tuyệt vọng.
Tiết 31: Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (tt)
( Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
? Qua phân tích 8 câu thơ cuối, em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình?
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm ( ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
Tiết 31:Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH(tt)
( Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
Diễn biến tâm trạng của Kiều
Cô đơn buồn tủi
Nhớ Kim Trọng
Xót thương cho cha mẹ
Buồn lo cho thân phận và số kiếp
Tiết 31: Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH(tt)
( Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
4.Nghệ thuật:
5. Ý nghĩa:

-Miêu tả nội tâm nhân vật được thể hiện qua độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình.
-Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tầm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
CÂU HỎI
1. Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả chủ yếu qua cách nhìn của ai?
A – Nguyễn Du
B – Thúy Kiều
C - Tú Bà
D – Nhân vật khác
B
2: Tác dụng của điệp ngữ “ buồn trông” trong 8 câu thơ cuối là gì?
A- Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều.
B – Nhấn mạnh cảnh ở lầu Ngưng Bích
C – Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều.
D - Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên.
C
IV. Luyện tập
Câu 1. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Câu 2. Thế nào là độc thoại nội tâm
Câu 3. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tám dòng cuối của đoạn trích” Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Từ đó nêu nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du?
- Tả cảnh ngụ tình: là mượn cảnh vật để (ngụ)gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện để miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
- Độc thoại nội tâm: Là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.2 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Đối với bài học ở tiết này:
Học thuộc lòng đoạn trích, ghi nhớ, nội dung bài học.
-Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay đặc sắc trong văn bản…
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
+Đọc bài thơ, tìm hiểu tác giả.
+Tìm hiểu bố cục.
Cảm ơn quý thầy cô chào tạm biệt
nguon VI OLET