Tiết 8
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
(phần lịch sử thế giới)
1.Cuối thế kỉ thứ V xã hội Tây Âu có những biến đổi to lớn là do:
 a) Dân số tăng
 b) Sự xâm nhập của người Giéc-man
 c) Công cụ sản xuất đuợc cải tiến
 d) Kinh tế hàng hoá phát triển
2. Phát kiến địa lí là :
 a) Quá trình tìm ra những con đường mới của người châu Âu.
 b) Quá trình tìm ra những vùng đất mới.
 c) Quá trình tìm ra những dân tộc mới
 d) Cả 3 câu trên đều đúng
Chọn đáp án đúng nhất
3. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào sau đây.
1.Trung Quốc. 2.Lào. 3.Thái Lan.
4.Ấn Độ. 5.Việt Nam. 6.In-đô-nê-xi-a
7.Mi-an-ma. 8.Đông ti mo. 9.Bra xin.
10.Ma-lai-xi-a. 11.Xin-ga-po. 12.Phi-lip-pin.
 13.Bru-nây. 14.Cam-pu-chia
4. Lãnh địa phong kiến là gì ?
A. Là vùng đất đai rộng lớn, có nhiều nông nô sinh sống do lãnh chúa cai quản.
B. Là vùng đất đai của quý tộc phong kiến
C. Là vùng đất mà quý tộc tước đoạt được bao gồm đất đai canh tác, rừng, ao, hồ... và biến nó thành khu đất riêng của mình.
5. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Nông dân tự do B. Nông nô
C. Nô lệ D. Lãnh chúa phong kiến
Câu 6: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?
   A. Dân số gia tăng.
   B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
   C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
   D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 7: Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?
   A. Là nền kinh tế hàng hóa.
   B. Trao đổi bằng hiện vật.
   C. Là nền kinh tế tự cung tự cấp.
   D. Có sự trao đổi buôn bán.
Câu 8 : Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
   A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
   B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
   C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
   D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 9: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
   A. B. Đi-a-xơ    B. Va-xcô đơ Ga-ma
   C. C. Cô-lôm-bô.    D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:
   A. địa chủ và nông dân
   B. chủ nô và nô lệ
   C. lãnh chúa và nông nô
   D. tư sản và nông dân
Câu 11 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
   A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
  B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
   C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
   D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 12: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
   A. B. Đi-a-xơ    B. Va-xcô đơ Ga-ma
   C. C. Cô-lôm-bô.    D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 13: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:
   A. Thế kỉ III.
   B. Thế kỉ II.
   C. Thế kỉ III trước công nguyên.
   D. Thế kỉ II trước công nguyên.
Câu 14: Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
   A. Nhà Tống    B. Nhà Đường
   C. Nhà Minh    D. Nhà Thanh
Câu 15: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
   A. Vương triều Gúp-ta.
   B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
   C. Vương triều Mô-gôn.
   D. Vương triều Hác-sa.
Câu 16: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:
   A. Mùa khô và mùa mưa.
   B. Mùa khô và mùa lạnh.
   C. Mùa đông và mùa xuân.
   D. Mùa thu và mùa hạ.
Câu 17: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?
   A. Kĩ thuật in.
   B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.
   C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
   D. Đóng tàu, chế tạo súng.
Câu 18: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?
   A. Xóa bỏ Hồi giáo.
   B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.
   C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
   D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Câu 19 : Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
   A. Hồi giáo.
   B. Hin-đu giáo và Phật giáo
   C. Bà La Môn giáo.
   D. Ấn Độ giáo.
Câu 20: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là:
   A. nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.
   B. nhà nước phong kiến phân quyền.
   C. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.
   D. Nhà nước dân chủ chủ nô.
Hãy gép các chữ cái đứng trước các ý ở cột A với chữ cái đứng trướt ở cột B cho đúng :
2. Người khởi đầu việc xây dựng bộ
máy nhà nước phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là:
A. Tần Thủy Hoàng.
B. Tần Nhị Thế.
C. Tần Tam Thế.
D. Lưu Bang.
3. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới
thời Đường là:
A. Chế độ tô, dung, điệu.
B. Chế độ tỉnh điền.
C. Chế độ quân điền.
D. Chế độ lộc điền.



4. Ý nào sau đây đánh giá đúng nhất về nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc ?

A. Dưới thời Đường, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

B. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

C. Bộ máy cai trị dưới thời Đường đạt đến sự hoàn chỉnh
D. Văn hóa dưới thời Đường phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
Hoàn thiện nội dung so sánh sau :
Những đặc
điểm cơ bản
XHPK
phương Đông
XHPK
phương Tây
Thời kì hình thành
TK III TCN –TK X → hình thành sớm
TK V – TK X→ hình thành muộn
Thời kì phát triển
TK VII – TK XV → phát triển chậm chạp
TK XI – TK XIV → phát triển nhanh
Thời kì khủng hoảng và suy vong
TK XVI – TK XIX khi tư bản phương Tây xâm lược→ khủng hoảng, suy vong kéo dài
TK XV – XVI khi chủ nghĩa tư bản hình thành→ kết thúc sớm
nguon VI OLET