Lịch sử - Địa lý 6
(lý thuyết và bài tập)
Lý thuyết
Phân môn Lịch sử:
Bài 1: Lịch sử là gì ?
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
Môn lịch sử là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay.
Học lịch sử để biết được: cội nguồn của tổ tiên, quá trình lao động sáng tạo của ông cha ta từ xưa đến nay, rút bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai
Các loại tư liệu lịch sử: tư liệu gốc, tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất (các khái niệm các loại tư liệu học sinh học theo sách hoặc làm trắc nghiệm)
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
Âm lịch: cách tính lịch theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- Dương lịch: cách tính lịch theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Bài Xã hội nguyên thuỷ
Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn: vượn người – người tối cổ - người tinh khôn (người hiện đại)
Niên đại:
+ Thế giới: vượn người (6 triệu năm), người tối cổ (4 triệu năm), người tinh khôn (150.000 năm)
+ Việt Nam là 80.000 năm (di chỉ An Khê)
Các giai đoạn của xã hội nguyên thuỷ: bầy người nguyên thuỷ - thị tộc – bộ lạc (các định nghĩa học sinh xem trong bài giảng tự do để học)
Người tối cổ dùng đá làm công cụ lao động, săn bắn hái lượm, tạo ra lửa. Người tinh khôn cải tiến ra nhiều loại công cụ lao động mới (xương, sừng, cành cây), biết chăn nuôi
Phân môn Địa lý:
Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và toạ độ địa lý
Kinh tuyến: Là các đường nối cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu
Kinh tuyến gốc (0 độ) đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh)
Kinh tuyến Tây là các đường kinh tuyến ở phía tây kinh tuyến gốc (tương tự như vậy với kinh tuyến Đông)
Vĩ tuyến gốc (Xích đạo) chia Địa cầu thành 2 nửa bằng nhau: nửa bên trên là bán cầu Bắc, nửa phía dưới là bán cầu Nam.
Vĩ tuyến ở bán cầu Bắc là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến ở bán cầu Nam là vĩ tuyến Nam


Toạ độ địa lí: là khoảng cách tính bằng số độ từ điểm đó đến kinh tuyến gốc (hoặc vĩ tuyến gốc)
Vĩ độ là khoảng cách (bằng số độ) từ điểm đó đến Xích đạo
Kinh độ là khoảng cách (bằng số độ) từ điểm đó đến Kinh tuyến gốc




Bài 2: Ký hiệu bản đồ và bảng chú giải
Ký hiệu bản đồ:
- Khái niệm: là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết… mang tính quy ước để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Các loại ký hiệu bản đồ: ký hiệu điểm, ký hiệu đường, ký hiệu diện tích
b. Bảng chú giải:
- Khái niệm: giải thích ý nghĩa của các ký hiệu bản đồ
nguon VI OLET