TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
2021 - 2022
Lịch sử
Lớp 12A4-6
Giáo viên: Phương Quốc Oai
BÀI 7.
TÂY ÂU
I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 - 1950
II. TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 - 1973
III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 - 1991
BÀI 7
TÂY
ÂU
NỘI DUNG BÀI HỌC
IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 - 2000
V. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
BÀI 7: TÂY ÂU

Bắc Âu

Tây Âu

Đông Âu

Nam Âu
Lược đồ các vùng châu Âu theo phân chia của tổ chức Liên hợp quốc
BÀI 7: TÂY ÂU
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
* Kinh tế:
Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề và đến năm 1950 được khôi phục (do sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan).
Vì sao từ năm 1945 – 1950, các nước Tây Âu phải khôi phục kinh tế, biện pháp và kết quả?
BÀI 7: TÂY ÂU
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
* Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Tìm cách quay lại các thuộc địa cũ.
Nêu chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1945-1950?
BÀI 7: TÂY ÂU
II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973
* Kinh tế:
- Đều có sự phát triển nhanh.
- Đầu thập kỉ 70, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Tình hình kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 – 1973 như thế nào?
BÀI 7: TÂY ÂU
II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973
- Nguyên nhân phát triển:
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc CM KH-KT
+ Vai trò của nhà nước trong việc quản lí và điều tiết nền kinh tế.
+ Tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
Vì sao kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 – 1973 phát nhanh chóng?
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài: viện trợ của Mĩ, sự hợp tác trong Cộng đồng châu Âu (EC).
BÀI 7: TÂY ÂU
II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973
* Đối ngoại:
Liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặc khác đa phương hóa, đa dạng hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
Nêu chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1950-1973?
BÀI 7: TÂY ÂU
III. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991
* Kinh tế:
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.
Tình hình kinh tế của Tây Âu từ năm 1973 – 1991 như thế nào?
BÀI 7: TÂY ÂU
III. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991
* Đối ngoại:
- Tháng 11/1972, CHLB Đức và CHDC Đức kí kết hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai Đức làm cho tình hình Tây Âu có dịu đi.
- Năm 1975, các nước tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
- Do hậu quả của việc kết thúc Chiến tranh lạnh: tháng 11/1989, bức tường Béclin phá bỏ, tháng 10/1990, Đức thống nhất.
BÀI 7: TÂY ÂU
V. Tây Âu từ năm 1991 đến năm 200
* Kinh tế:
Đầu thập niên 90, trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ 1994, kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển.
* Đối ngoại:
- Anh liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Pháp, Đức trở thành đối trọng với Mĩ.
- Các nước Tây Âu mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh và các nước SNG.
BÀI 7: TÂY ÂU
IV. Liên minh châu Âu
- Năm 1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúc xăm bua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”.
* Qúa trình hình thành và phát triển:
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ
BÀI 7: TÂY ÂU
IV. Liên minh châu Âu
- Năm 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rô ma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
* Qúa trình hình thành và phát triển:
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ
BÀI 7: TÂY ÂU
IV. Liên minh châu Âu
- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- Tháng 12/1991, các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrích.
- Tháng 1/1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU), hiện nay có 27 thành viên.
* Qúa trình hình thành và phát triển:
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ
1986
1986
1957
1957
1957
1957
1957
1957
1973
1973
1973
1981
1995
1995
1995
2004
2004
2004
2004
2004
2004
2004
2004
2007
2007
Các thành viên EU từ 1957 - 2007
1957: Pháp, Đức, Hà Lan,
Bỉ, Lucxămbua, Italia.
1973: Anh, Ailen, Đan Mạch.
1981: Hi Lạp.
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
1995: Thụy Điển, Phần Lan, Áo.
2004: Sec, Litva, Hunggary, Ba lan, Slôvakia, Slôvenia, Latvia, Extônia, Manta, CH Sip.
2007: Rumani, Bungary.
BÀI 7: TÂY ÂU
IV. Liên minh châu Âu
Hợp tác, liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
* Mục đích:
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ

Tìm hiểu về mục đích và vai trò của Liên minh châu Âu EU?
Cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới
Thúc đẩy sự hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh.
VAI TRÒ CỦA EU
IV. Liên minh châu Âu
* Vai trò:
Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

Tìm hiểu về quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU?
QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ EU
Năm 1990 EU đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam
Tháng 6/ 2012, hai bên đã kí Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG THĂM NƯỚC ANH
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Kiều bào tại Anh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm CH Ai Len
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm CHLB Đức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp
Tổng thống Pháp thăm Việt Nam
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1. Trong những năm 1950 – 1973, tình hình kinh tế các nước tư bản Tây Âu là
A. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. kinh tế phát triển nhanh chóng.
C. kinh tế phát triển thần kỳ.
D. nền kinh tế được phục hồi.
Câu 2. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận.
B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước.
C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan.
D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 3. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng . B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản đươc phục hồi.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Phát triển mạnh mẽ và giữ vị trí siêu cường kinh tế.
B. Sự phát triển xen kẻ với những giai đoạn khủng hoảng suy thoái.
C. Luôn luôn chịu sự cạnh tranh của Mĩ và Nhật Bản.
D. Chỉ thật sự phát triển mạnh mẽ từ khi hợp tác trong cộng đồng Châu Âu.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 5. Từ 1973 đến 1991, kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái do
A. Mĩ ngừng viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
B. hệ thống thuộc địa trên thế giới bị tan rã.
C. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
D. chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Nhật Bản.
Câu 6. Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác
A. đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
B. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.
C. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.
Câu 7. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới.
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 8. Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, Kế hoạch Mácsan của Mĩ (1947) còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào
A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe chủ nghĩa xã hội.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Cảm Ơn Sự Tham Dự
Của Qúy Thầy Cô!
Chúc Qúy Thầy Cô Và Các Em HS Luôn Mạnh Khỏe Và Hạnh Phúc!
Xin Chào Hẹn Gặp Lại!
nguon VI OLET