Trường THPT An Biên

Quan sát hình dưới và cho biết đó là cờ của tổ chức nào? Nêu hiểu biết của em về tổ chức đó
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000
LUợc đồ các vùng Châu âu theo sự phân chia của liên hiệp quốc

Bắc Âu

Tây Âu

Đông Âu

Nam Âu
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000
THẢO LUẬN
NHÓM
Nội dung Tình hình kinh tế,
chính sách đối ngoại của các nước
Tây Âu từ 1945 đến 2000?

Nội dung 1: Thảo luận về sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu từ 1945 đến năm 2000. Nguyên nhân về sự phát triển đó?
Nội dung 2: Thảo luận về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000.
I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000
Giáo viên gợi ý học sinh lập bảng
theo mẫu sau
- Một số nước tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Đa dạng hoá đa phương hóa, dần thoát khỏi sự lệ thuộc Mĩ.
a. Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 18-4-1951 thành lập ”cộng đồng than thép Châu Âu” gồm 6 nước Tây âu: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămpua.
- Ngày 25-3-1957, thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử ChâuÂu” và “cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC).
- Ngày 1-7-1967 hợp nhất ba tổ chức trên thành “Cộng đồng Châu Âu”(EC)
- Ngày 1-1-1993 EC đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) với 15 nước.
- Ngày 1-1-1999 đồng tiền chung Châu Âu (EURO) được phát hành.
- Năm 2002, đồng Euro chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU
V. LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU )

Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu EU?
b. Mục đích của EU: Hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung

Tìm hiểu về mục đích và vai trò của Liên minh châu Âu EU?
Cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới
Thúc đẩy sự hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh.
c.VAI TRÒ CỦA EU

Tìm hiểu về quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU?
d. Quan hệ VIỆT NAM và EU
Năm 1990 EU đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam
Tháng 6/ 2012, hai bên đã kí Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA)
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1. Trong những năm 1950 - 1973 tình hình kinh tế các nước tư bản Tây Âu là
A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Kinh tế phát triển nhanh chóng
C. Kinh tế phát triển thần kỳ. D. Nền kinh tế được phục hồi.
Câu 2. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận
B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước
C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan
D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô
Câu 3. Từ 1945-1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế của các nước Tây Âu:
A. phát triển nhanh chóng B. cơ bản có sự tăng trưởng
C. phát triển chậm chạp D. cơ bản đươc phục hồi
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Phát triển mạnh mẽ và giữ vị trí siêu cường kinh tế.
B. Sự phát triển xen kẻ với những giai đoạn khủng hoảng suy thoái.
C. Luôn luôn chịu sự cạnh tranh của Mĩ và Nhật Bản.
D. Chỉ thật sự phát triển mạnh mẽ từ khi hợp tác trong cộng đồng Châu Âu.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 5. Từ 1973 đến 1991 kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái do
A. Mĩ ngưng viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu
B. hệ thống thuộc địa trên thế giới bị tan rã
C. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
D. chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Nhật Bản.
Câu 6. Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẻ với Mĩ, mặt khác:
A. đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
B. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ la tinh
C. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.
Câu 7. Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức:
A. liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.
B. liên kết chính trị - quân sự lớn nhất thế giới.
C. hợp tác kinh tế lớn nhất thế giới.
D. liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 8: Nội dung nào sau đây không làm rõ nhận định : Liên minh châu Âu EU là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Số lượng thành viên đông nhất B. Hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất
C. Chiếm hơn 1/4 GDP của toàn thế giới D. Ra đời sớm nhất , có ảnh hưởng lớn nhất
Câu 9: Nội dung nào sau đây không nằm trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950?
A. Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước Mĩ Latinh
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ , nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mác - san
C. Gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương ( NATO )
D. Tìm cách quay lại cai trị các thuộc địa cũ
Câu 10. Các nước nào tham gia sáng lập Liên minh châu Âu (EU)?
A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúc-xăm-bua
B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Anh
C. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Ba Lan, Anh
D. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Ba Lan, Lúc-xăm-bua.
nguon VI OLET