Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ có thể được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào.
Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào:
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Tất cả các loại tế bào đều có 3 thành phần:
Màng sinh chất
Tế bào chất
Vùng nhân hoặc nhân
BÀI 7:
Tế bào nhân sơ
Tổ 1:
- Nguyễn Trương Thùy An
- Cao Hà Thanh Chi
Trần Nhật Huy
Bùi Nguyễn Kim Nguyên
Đào Thị Hồng Phấn
Lê Anh Tú
Phạm Tuấn Tú
Lê Trần Như Ý
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
I – Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
1 – Đặc điểm nổi bật
2 – Lợi thế về kích thước của tế bào nhân sơ
II – Cấu tạo tế bào nhân sơ
1 – Thành tế bào, màng sinh chất, lông & roi
2 – Tế bào chất
3 – Vùng nhân
I – Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
Kích thước nhỏ (khoảng 1 – 5 µm, bằng 1/10 tế bào nhân thực).
Tế bào chất chưa có nội màng.
Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có 1 vùng nhân chứa ADN của tế bào.
Chỉ có ribôxôm, chưa có bào quan có màng bao bọc.
1 – Đặc điểm nổi bật:
I – Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
2 – Lợi thế về kích thước của tế bào nhân sơ:
Tỉ lệ S/V (Space/Volume): Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích tế bào.
Tế bào càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn.
Tỉ lệ S/V càng lớn, sự trao đổi chất với môi trường càng lớn.
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ  Có tỉ lệ S/V lớn
Tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh
II – Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1 – Thành tế bào, màng sinh chất, lông & roi:
Phần lớn đều có thành tế bào, được cấu tạo từ peptiđôglican (các chuỗi cacbonhiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn)
Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 loại: Gram âm & Gram dương
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có lớp nhầy
II – Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1 – Thành tế bào, màng sinh chất, lông & roi:
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao) giúp chúng di chuyển và bám vào bề mặt tế bào khác
II – Cấu tạo tế bào nhân sơ:
2 – Tế bào chất:
Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân của tế bào.
Ở tế bào nhân sơ chất tế bào gồm 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng, các bào quan có màng bọc và khung xương tế bào như các tế bào khác.
Một số vi khuẩn còn có các hạt dự trữ.
II – Cấu tạo tế bào nhân sơ:
3 – Vùng nhân:
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không có màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng khác (plasmit). Tuy nhiên plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết nên thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
Bạn có biết?
Vi khuẩn nhỏ nhất là Mycoplasma, với đường kính tế bào dao động từ 0,1µm – 1µm.
Vi khuẩn lớn nhất là Thiomargarista namibiensis, với kích thước đạt tới 3/4mm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vi khuẩn lậu là sinh vật khỏe nhất trên Trái đất. Chúng có thể kéo một vật nặng gấp 100.000 lần so với trọng lượng cơ thể mình.
Nếu để ý, ta hoàn toàn có thể ngửi được ‘mùi của mưa’. Nguyên nhân là do trong đất có một loại vi khuẩn tên là actinomycetes hay còn được gọi là xạ khuẩn. Khi nước mưa rơi xuống, xạ khuẩn kết hợp với nước, tạo thành ‘mùi mưa’.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
nguon VI OLET