2
GDCD 10 – BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
_THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ_
TỔ 4 – 10 HÓA – CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
I. LÝ THUYẾT:
Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Vì sao?
_Tri thức con về sự vật và hiện tượng có thể đúng hoặc sai lầm do nhận thức diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau
_Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
=> Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
C.Mác đã viết: “… vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có đạt đến chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”
II. Ví dụ:
Ví dụ 1: Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Hồ Chí Minh được nhận định rằng: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Cuộc cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, đánh đổ thực dân, phong kiến; thành lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳng định nhận định của mọi người về thời cơ và sức mạnh dân tộc, sức mạnh của Đảng
Ví dụ 2:
Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc cho rằng” Trái đất quay xung quanh Mặt trời”. Bằng cách quan sát, Ga-li-lê đã khẳng định là đúng và bổ sung thêm: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó”.
Tóm lại, thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhất thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức
nguon VI OLET