NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
Đây là những bài ca dao viết về ai? Có đặc điểm chung gì về mặt hình thức?
- Thân em như giếng bên đàng
Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân.
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
- Thân em như củ ấu gai
Bên trong thì trắng bên ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi!
Những bài ca dao nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa và đều bắt đầu bằng cụm từ “thân em”
TIẾT 25:

BÁNH TRÔI NƯỚC
- Hồ Xuân Hương-
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương ( ?-?)
+ Lai lịch chưa thật rõ, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
+ Bà sống khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX (giai đoạn xã hội phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng)
+ Hồ Xuân Hương là nữ sĩ thông minh và tài hoa nhưng cuộc đời riêng tư nhiều bất hạnh.
+ Bà được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
2. Tác phẩm:
Một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương
CÂU HỎI THẢO LUẬN
? Có ý kiến cho rằng bài thơ có tính đa nghĩa, Vậy theo em thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? Bài thơ có mấy nghĩa đó là những nghĩa nào?
Thảo luận
Nhào bột với nước, nước ít thì rắn, nước nhiều thì nát
Viên tròn, màu trắng,
Luộc trong nước sôi, chín thì nổi, chưa chín thì chìm.
Dù chìm nổi rắn hay nát thì bánh vẫn giữ được nhân đỏ thắm.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Tiết 25 Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương thể hiện thái độ gì với người phụ nữ?
Trân trọng vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp nhân
phẩm của người phụ nữ.
Cảm thương sâu sắc trước thân phận
chìm nổi của họ.
=> Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm
Tổng kết:
Nghệ thuật:
Vận dụng linh hoạt thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ giản dị, gần với ca dao , hình ảnh thơ đa nghĩa
Nội dung: Thông qua miêu tả chiếc bánh trôi, bài thơ “Bánh trôi nước” thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trắng trong, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương cảm cho thân phận chìm nổi của họ.
Học thuộc bài thơ “ Bánh Trôi Nước”
Phân tích ý nghĩa của bài thơ
“ Qua Đèo Ngang”
- Xác định và nêu đặc điểm của thể thơ
- Nhận xét cảnh tượng đèo Ngang?
- Cảm nhận tâm trạng của tác giả?
Thân ái
chào quý thầy cô và các bạn!
nguon VI OLET