Chào mừng thầy cô giáo và các bạn học sinh đến với bài thuyết trình của tổ 2
1/ Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm gì?


2/ Tại sao trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi để người lái xe quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm thế có lợi gì?
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm:
+ Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
+ Ảnh ảo nhỏ hơn vật
- Người ta lắp gương cầu lồi thay cho gương phẳng vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng, như vậy người lái xe có thể quan sát được vùng nhìn thấy rộng hơn như vậy lái xe đảm bảo an toàn hơn.
Nhà bác học Acsimet đã dùng gương cầu lõm để đốt cháy thuyền giặc.
Bài 8: Gương cầu lõm
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
III. Vận dụng
Bài 8: Gương cầu lõm
Thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm như hình 8.1. Hãy quan sát ảnh của cây nến tạo bởi gương cầu lõm.
Đặt cây nến sát gương rồi di chuyển từ từ ra xa gương, cho đến khi không nhìn thấy ảnh đó nữa.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm
Hình 8.1
C1: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì ? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn ?
Ảnh của cây nến quan sát được trong gương là ảnh ảo.
So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn.
Gương phẳng
Gương cầu lõm
Thí nghiệm:
C2: Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.
- Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.
- Kết quả so sánh : Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.
C2:
Kết luận:
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ……. không hứng được trên màn chắn và .................vật. 
ảo
lớn hơn
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
1. Đối với chùm tia tới song song
Thí nghiệm:
Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng song song đi là là trên màn chắn, tới gương cầu lõm.
Kết luận:
Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ ………….. tại một điểm ở trước gương.
hội tụ
C3: Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ?
- Chùm tia phản xạ giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.
C4: Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vât. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên
- Mặt Trời ở rất xa nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song, thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng lớn cho nên vật để ở vị trí chùm sáng hội tụ sẽ nóng lên.
2. Đối với chùm tia tới phân kì
Thí nghiệm:
Điều chỉnh đèn để tạo ra một chùm tia sáng phân kì xuất phát từ điểm S tới một gương cầu lõm (Hình 8.4)
C5: Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song


Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia ..…………… song song. 
C5:
phản xạ
III. Vận dụng
Tìm hiểu đèn pin
Mở pha đèn pin thấy một gương giống như gương cầu lõm và một bóng đèn. Vị trí bóng đèn và gương được bố trí như ở hình 8.5
Lắp pha đèn vào thân đèn. Bật đèn sáng, xoay nhẹ pha đèn để thay đổi vị trí của bóng đèn so với gương.
C6: Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.
Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?
Hình 8.5
- Ngọn đèn phát ra nguồn sáng là chùm phân kỳ, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Nhưng nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song được tạo ra từ chùm phân kỳ của nguồn sáng, khi đó đa phần năng lượng của ngọn đèn chỉ tập trung theo một phương cần chiếu sáng nên đèn pin có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
C6:
C7: Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?
Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin phát ra thì chùm tia sáng chiếu vào phải là chùm tia sáng song song.
→ Ta phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Ghi nhớ
nguon VI OLET