Núi Phú Sĩ
Lâu đài HIMEJI
Hoa tử đằng
Khu tưởng niệm hòa bình HIROSHIMA
Hoa anh đào
Bài 8: NHẬT BẢN
Cảnh hoang tàn sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima
Tình hình


Chiến tranh thế giới thứ 2 để lại những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa đồng minh (1945 – 1952).
I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945-1952
1. Kinh tế: Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn
- Giải tán “Daibátxứ”
Cải cách ruộng đất
Dân chủ hóa lao động
Dựa vào nỗ lực bản thân và viện trợ của Mỹ, năm 1950-1951, NB phục hồi kinh tế.
2. Đối ngoại
Liên minh chặt chẽ với Mỹ
9/1951 kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ
Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Pranxixco (1951)
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952-1973
1. Kinh tế, KHKT
Kinh tế
+1952 – 1960: Phát triển nhanh, nhất là từ 1960 – 1973 có sự phát triển thần kỳ ( tốc độ tăng trưởng bình quân là 10.8%/năm).
+ Năm 1968, Nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới tư bản.
+Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Tòa thị chính Tokyo- biểu tượng cho sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Giáo dục, khoa học – kỹ thuật
+ Rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế.
+ Khoa học – công nghệ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô, đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, cầu đường bộ dài 9.4km…)
Nhật Bản thay da đổi thịt nhanh chóng nhờ vào một phần của phát triển công nghệ
Cầu Sêtô Ôhasi "Tuyến đường sắt khổng lồ trên biển xanh" 
Tàu siêu tốc: 
 Shinkansen là hệ thống tàu siêu tốc đầu tiên và nhanh nhất trên thế giới với vận tốc có thể đạt 400 km/h. Đây là hệ thống tàu điện nối liền các thành phố lớn với các vùng có địa lý không thuận lợi của Nhật Bản

Nồi cơm điện: Năm 1955, công ty điện tử Toshiba đã cho ra đời chiếc nồi cơm điện đầu tiên. Nó nhanh chóng được các bà nội trợ yêu thích và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi tiện ích mà nó mang lại
– Nguyên nhân phát triển
+ Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí của nhà nước Nhật có hiệu quả.
+  Các công ti Nhật năng động, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
+ Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế
+ Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam,…)
2. Đối ngoại
Vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ
1956 bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và gia nhập liên hợp quốc.
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973-1991
Kinh tế, KHKT
* Kinh tế
Phát triển đi kèm với suy thoái
Nửa sau những năm 80, trở thành siêu cường tài chính thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, là chủ nợ lớn nhất TG.
* KHKT
Hệ thống định vị: Hệ thống định vị trên xe ôtô được ra mắt lần đầu năm 1981 bởi công ty Honda được sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính. Hệ thống này không dựa vào định vị tần số của các vệ tịnh nhưng nếu bạn đã xác định được khoảng cách, điểm đầu và hướng cần đến, hệ thống định vị sẽ chỉ đường cho bạn.
Máy in 3D: Chiếc máy in 3D đầu tiên được thử nghiệm vào những năm 1980 và được biết đến như một công nghệ tạo mẫu nhanh. Hideo Kadama là người đầu tiên đưa sản phẩm tân tiến này ra mắt công chúng.
Laptop: 
 Epson HX-20 là chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới được tung ra thị trường vào năm 1982 với bàn phím có kích thước đầy đủ, màn hình LCD, máy in và được tích hợp pin sạc.

Máy thu hình: 
 Máy thu hình trên băng cát-xét (VHS) ra đời ở Nhật Bản năm 1976 mở ra kỷ nguyên công nghệ thu hình video trên băng, cho phép người xem truyền hình thu lại chương trình hoặc bộ phim mà mình yêu thích. Ngoài ra, bạn có thể mua hoặc thuê băng VHS để xem ở nhà.

Walkman: Walkman, máy nghe nhạc cát-xét của hãng Sony đã thay đổi hoàn toàn cách nghe nhạc của thế giới. Nó cho phép chúng ta có thể vừa đi đường vừa nghe nhạc. Walkman ra đời vào năm 1979, được bán hết sạch chỉ sau một tháng ra mắt ở Nhật Bản và nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới.
2. Đối ngoại
Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN
21/9/1973, thiết lập quan hệ ngoại giao với VN.
Lễ kí kết văn bản thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật tại Paris ngày 21/9/1973
(Người đang bắt tay là 2 trưởng đoàn: Đại sứ Nakayama (trái) và Đại sứ Võ Văn Sung)
(Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe)
IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 – 2000

1. Kinh Tế, Khoa học – kỹ thuật
Kinh tế
- Kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (Năm 2000, GDP là 5000 tỷ USD).

Fujitsu – Một trong những công ty hàng đầu đóng góp vào GDP Nhật Bản
Khoa học – kỹ thuật
- Phát triển ở trình độ cao
- Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh nhân tạo
-Hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

Một số thành tựu KHKT
Tàu sân bay: Hosho là tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được đi vào hoạt động vào năm 1922 và là chiếc tàu sân bay hải quân đầu tiên trên thế giới
Đèn LED: Đầu những năm 1990, ba tiến sĩ khoa học người Nhật đã sử dụng chất bán dẫn để tạo ra chiếc đèn LED ánh sáng xanh đầu tiên. Công nghệ LED đã trở thành một cuộc khám phá cách mạng trong việc phát triển các thiết bị điện tử như TV, điện thoại di động và màn hình máy tính
2. Đối ngoại
– Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.
– Cố gắng thực hiện chính sánh đối ngoại tự chủ, coi trọng quan hệ với Tây Âu, các nước châu Á, và Đông Nam Á.
– Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
nguon VI OLET