PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Di truyền học tế bào – nhiễm sắc thể
Di truyền phân tử – gen & ADN
Các quy luật di truyền: Các phép lai
Biến dị: Đột biến, thường biến
Di truyền học người: PP & bệnh di truyền
Ứng dụng di truyền: Nhân giống.
CHỦ ĐỀ 1: DI TRUYỀN TẾ BÀO
Nhiễm sắc thể và quá trình phát triển của tế bào
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
1. Nhiễm sắc thể là gì?
Nhiễm sắc thể (chromosome): chroma (màu sắc) + soma (cơ thể)
-> NST còn gọi là thể nhiễm sắc, là một phần của tế bào chứa vật chất di truyền.
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
2. Nhiễm sắc thể có ở đâu?
 Nhiễm sắc thể tồn tại trong nhân tế bào ở cơ thể nhân thực (động vật có nhân tế bào). Với động vật nhân sơ, trong chất tế bào có vật chất di truyền là AND, không gọi là NST (vi khuẩn, virut)
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
3. Bộ nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật có giống
nhau không?
Bộ NST người
 Các loài thường có bộ NST khác nhau
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
4. Đặc trưng cơ bản của nhiễm sắc thể
 Trong tế bào sinh dưỡng, NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng (hình dạng, kích thước giống nhau) => Bộ NST này gọi là bộ NST lưỡng bội (2n) (1 chiếc có gốc từ bố, 1 chiếc có gốc từ mẹ)
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
4. Đặc trưng cơ bản của nhiễm sắc thể
* Cơ thể NST lưỡng bội: 2n VD: củ cải 2n = 18
* Cơ thể NST đơn bội: n n = 9
* Cơ thể NST tam bội: 3n 3n = 27
* Cơ thể NST tứ bội: 4n 4n = 36
…..
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
4. Đặc trưng cơ bản của nhiễm sắc thể
Ở các loài động vật phân tính thường có 1 cặp NST mang gen quy định giới tính. Ở cơ thể cái (♀) thường có bộ NST tương đồng nên thường ký hiệu là XX, ở cơ thể đực (♂) bộ NST giới tính không tương đồng, kí hiệu là XY
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
5. Hình dạng và cấu trúc của NST
NST có nhiều hình dạng khác nhau, thường gặp là dạng chữ V, dạng que, dạng móc, dạng hạt. Các dạng này được quan sát rõ nhất khi NST co ngắn cực đại ở kỳ giữa của quá trình phân chia tế bào.
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
Sợi cromatit
Tâm động
(eo thứ nhất)
- Tại kỳ giữa, mỗi NST ở dạng kép (NST nhân đôi để chuẩn bị phân chia tế bào) thường gồm 2 sợi, mỗi sợi là một cromatit (sợi nhiễm sắc tử chị em, có cấu trúc giống hệt nhau), đính với nhau ở tâm động (eo thứ nhất, điểm đính NST vào thoi vô sắc trong quá trình phân chia)
5. Hình dạng và cấu trúc của NST
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
- Mỗi sợi cromatit có 2 thành phần chính là ADN và protein histon. ADN rất dài, chứa đựng nhiều gen quy định đặc điểm của từng cơ thể và nhờ có các protein histon mà ADN có thể co ngắn nằm gọn trong nhân tế bào (với các tế bào nhân sơ thường không có histon nên chưa gọi là NST)
Sợi cromatit
ADN
Histon
5. Hình dạng và cấu trúc của NST
Tiết 1: Nhiễm sắc thể - NST
6. Chức năng của NST
NST gồm các ADN, mang các gen quy định tính trạng  NST có vai trò quan trọng trong di truyền ở cấp độ tế bào.
Khi ADN nhân đôi sẽ giúp NST nhân đôi trên nguyên tắc bán bảo tồn nên sẽ tạo ra các ADN con, NST con giống hệt nhau đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ
Trong quá trình nhân đôi, nếu có sự xáo trộn sẽ làm thay đổi bộ NST gây đột biến trên NST sẽ ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.
nguon VI OLET