LỊCH SỬ LỚP 7
Trường THCS Nguyễn Huệ
GV: Dương Thị Liễu
Câu 1: Ngô Quyền quê ở đâu?
Ông quê ở Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)
Câu 2: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra năm nào?
Năm 938
Câu 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
- Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.
KIỂM TRA BÀI CŨ
PHẦN 2
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương I
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)
BÀI 8
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
BÀI 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
1. Nước ta dưới thời Ngô
2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
NỘI DUNG
BÀI HỌC
1. Nước ta dưới thời Ngô

Ngô Quyền đã làm gì sau khi giành độc lập?
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Việc Ngô Quyền lên ngôi vua có ý nghĩa gì?
-> Khẳng định nền độc lập chủ quyền của đất nước
Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
+ Đặt ra các chức quan văn võ.
+ Ở địa phương có các thứ sử ( thứ sử các châu)
Dựa vào SGK, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô và rút ra nhận xét.
Trung
ương

Địa phương
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô
Vua
Quan văn
Quan võ
Thứ sử các Châu (Châu Hoan, Châu Phong,…)
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương, bước đầu đã thể hiện ý thức độc lập và tự chủ dân tộc…
Sau Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền => đất nước không ổn định.
Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua năm nào?
- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua
Sau khi Ngô Xương Văn mất, tình hình đất nước như thế nào?
- Sau khi Ngô Xương Văn mất, đất nước diễn ra “Loạn 12 sứ quân”.
1. Nước ta dưới thời Ngô
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự.
+ Đặt ra các chức quan văn võ.
+ Ở địa phương có các thứ sử
- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền -> đất nước không ổn định.
- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua
- Sau khi Ngô Xương Văn mất đất nước diễn ra “Loạn 12 sứ quân”.
Hình 17 - Lược đồ 12 sứ quân
Trước tình hình trên, yêu cầu cấp thiết của nước ta là gì?
Cần thống nhất lại đất nước
2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
Loạn 12 sứ quân đã đưa đến hậu quả gì?
* Hoàn cảnh
- Đất nước chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược.
Xem video kết hợp thông tin trong SGK và cho biết Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để dẹp lọan 12 sứ quân?
- Đinh Bộ Lĩnh dựng căn cứ ở Hoa Lư.
- Tổ chức lực lượng, rèn vũ khí.
Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm,
chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ
- Tiến đánh các sứ quân khác. Chấm dứt tình trạng cát cứ.
- Năm 967, đất nước bình yên, thống nhất
* Quá trình thống nhất
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Liên kết với các sứ quân.
=> Năm 967, đất nước thống nhất.
“Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ,
Mười hai sứ tướng bấy giờ đều thua”
Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp lọan được12 sứ quân?
Ông được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ.
Ông là người có tài.
Ông biết cách liên kết hoặc chiêu dụ một số sứ quân như Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ...
Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta buổi đầu độc lập?
Công lao của Ngô Quyền: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
Tượng đài Ngô Quyền
Lăng Ngô Quyền, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Đền thờ vua Đinh ( Ninh Bình)
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng
Toàn cảnh Hoa Lư
Diễn xướng tập trận cờ lau
Lễ hội Cố đô Hoa Lư (Lễ hội Cờ lau) thường diễn ra vào ngày mồng tám đến hết ngày mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm.
Ngoài phần lễ (rước, tế, lễ...) còn có phần hội (diễn xướng, trò chơi như đu quay, đấu vật…).
Đặc biệt trong lễ hội còn có một hội tiết độc đáo đó là “ Hội cờ lau” hay “ Tập trận cờ lau” gợi nhớ về thời niên thiếu của vua Đinh…
LUYỆN TẬP
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 2: Ngô Quyền lên ngôi vua vào năm nào?
905 C. 939
938 D. 983
Câu 1: Kinh đô nước ta thời nhà Ngô đóng ở:
Cổ Loa (Hà Nội) C. Thiên Trường (Nam Định)
Hoa Lư (Ninh Bình) D. Bạch Hạc ( Phú Thọ)


Câu 3: Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
Vua C. Các quan võ
Các quan văn D. Các quan Thứ sử
Câu 4: Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?
Quan văn, nô tì C. Quan võ, nô lệ
Quan văn, quan võ D. Quan võ, gia nhân
Câu 5: Công lao to lớn của Ngô Quyền là:
A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.
D. đánh tan quân xâm lược.
Câu 7: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là:
A. Vạn Thắng Vương C. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương D. Bố Cái Đại Vương
Câu 8: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đới với lịch sử dân tộc là gì?
Chấm rứt ách thống trị của phương Bắc, thiết lập nền độc lập.
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Củng cố vững chắc nhà nước trung ương tập quyền.
Thiết lập quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa.
Câu 6: Ai là người có công dẹp “ Loạn 12 sứ quân”
Ngô Quyền C. Lý Công Uẩn
B. Lê Hoàn D. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 9. Em hãy nối cột thời gian với sự kiện lịch sử sao cho phù hợp

Thời gian
Sự kiện lịch sử
TRÒ CHƠI
Ô CHỮ KỲ DIỆU
1
2
4
3
5
6
1.Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông nào?
1
2
4
5
6
3
2.Sau khi xưng vương Ngô Quyền đã quyết định bỏ chức gì của phong kiến phương Bắc?
3. Thứ sử Hoan Châu là ai?
4. Thuở bé Đinh Bộ Lĩnh lấy gì làm cờ?
5. Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân nhờ sự ủng hộ của ai?
6. Kiều Công Hãn là Thứ sử châu nào?
Ô CHỮ KỲ DIỆU
DẶN DÒ
Học bài cũ
Chuẩn bị bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê
nguon VI OLET