Kính chào các thầy cô giáo
Bài giảng điện tử
Môn Giáo dục công dân
lớp 10 – bài 8
Nhóm 16 – lớp K57B
Khoa Sư phạm Giáo dục chính trị
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Để tồn tại được thì con người phải lao động làm ra của cải vật chất đảm bảo nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mình.
Để tồn tại được thì con người phải làm gì?
Quá trình lao động là quá trìnhcon người tác động vào tự nhiên thông qua những công cụ lao động để làm ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người.
Quá trình lao động bao gồm
con người (dân số).
tự nhiên (môi trường tự nhiên)
công cụ lao động (phương thức sản xuất)
Bên cạnh nhu cầu ăn, mặc, ở, con người còn có nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu khoa học…Hay chính là đời sống tinh thần của con người.
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ
Ý THỨC XÃ HỘI
Bài 8
Nội dung cần nắm vững
Nắm vững và hiểu rõ nội dung các khái niệm : tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Trên cơ sở hiểu rõ khái niệm chúng ta biết tiếp thu những quan điểm tiến bộ và phê phán những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, phản động.
Cấu trúc bài học
Tiết 1: Tồn tại xã hội và các yếu tố của tồn tại xã hội.
Tiết 2: Ý thức xã hội và hai cấp độ của ý thức xã hội.
Tiết 3 : Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tiết 1: Tồn tại xã hội và các yếu tố của tồn tại xã hội
Ý thức
xã hội
Tồn tại
xã hội
Đời sống
tinh thần
Vấn đề cơ bản
của Triết học
Vật chất
Ý thức
Quyết định
Tác động trở lại
Đời sống
vật chất
Vật chất
Ý thức
Tồn tại xã hội : là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.

1. Tồn tại xã hội:
Các em hãy quan sát những hình ảnh sau đây về môi trường tự nhiên:
a. Điều kiện địa lý tự nhiên
b. Của cải trong thiên nhiên
c. Những nguồn năng lượng tự nhiên
Vai trò của môi trường tự nhiên
Là điều kiện sinh sống của con người,nếu thiếu môi trường tự nhiên thì con người không thể tồn tại và phát triển.

Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình sản xuất của con người.
Môi trường tự nhiên có tồn tại mãi mãi không?
Các hành vi khai thác tự nhiên một cách hợp lý:
nhà máy thủy điện, nhiệt điện…
các khu du lịch sinh thái.
khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đúng pháp luật.
Những hậu quả do các hành vi phá hoại môi trường
Dân số là tổng số dân sinh sống, cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định, vào một thời điểm xác định. Ví dụ: dân số của Việt Nam tính đến 0h ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người.
Dân số bao gồm các yếu tố: số lượng, chất lượng, mật độ, tốc độ gia tăng dân số…
Theo em,
gia tăngdân số
có ảnh hưởng
như thế nào đến
tồn tại xã hội?

Ảnh hưởng
Tài nguyên: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
Nguồn nhân lực: dồi dào nhưng chất lượng hạn chế.
Nguồn vốn đầu tư trong nước thấp.
Khoa học công nghệ:hạn chế do chất lượng thấp.
Ngoài ra còn có: giáo dục, y tế, tỉ lệ thất nghiệp, an sinh xã hội…
Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng đân số: gây ra đau khổ , đói nghèo, dịch bệnh, tội ác, các cuộc chiến tranh để giảm bớt dân số.
Em có ủng hộ quan điểm trênkhông?
Tại sao?
Dân số có vai trò quan trọng
đối với sự tiến bộ xã hội
cho nên nó có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại xã hội.
Ý kiến này đúng hay sai?
Hãy cho biết ý kiến của em?
Phương thức sản xuất: là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất đều có 2 bộ phận là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Lực lượng sản xuất là sự thống giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để tạo ra của cải vật chất ( tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động).
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất, bao gồm các quan hệ: sở hữu về tư liệu sản xuất;tổ chức, quản lý sản xuất; phân phối sản phẩm.
Phương thức
sản xuất
Lực lượng
sản xuất
Quan hệ
sản xuất
Tư liệu
sản xuất
Người
lao động
Quan hệ
sở hữu
Tư liệu
sản xuất
Quan hệ
tổ chức
quản lí
sản xuất
Quan hệ
phân phối
sản phẩm
Tư liệu
lao động
Đối tượng
lao động
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất
được ví như một đứa trẻ
đang lớn dần và quan hệ
sản xuất như một
chiếc áo luôn thay đổi
cho vừa với vóc dáng
của đứa trẻ
LLSX là mặt luôn luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn, vì thế, sẽ phát sinh mâu thuẫn.
Khi mâu thuẫn được giải quyết, PTSX mới hình thành, QHSX mới ra đời phù hợp với LLSX, nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng.
Em đã xem bộ phim Việt Nam“Lập trình cho trái tim” chưa?em thích nhân vật nữ nào nhất?Tại sao?
Thông qua bộ phim,em hãy nêu quan điểm của mình về người phụ nữ hiện đại phải như thế nào?
Tiết 2: Ý thức xã hội và hai cấp độ của ý thức xã hội
1. Ý thức xã hội là gì?
a, Khái niệm ý thức xã hội : là cái phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí, đến các quan điểm và các học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học…
Ví dụ:
ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.
quan niệm về người phụ nữ.
luật lệ giao thông.
Các em hãy quan sát những hình ảnh sau
b) Hai cấp độ của ý thức xã hội


Xét về mặt cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm :
Tâm lí xã hội.
Hệ tư tưởng
Tâm lí xã hội (cấp độ đời thường): là toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người, được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống hàng ngày chưa được khái quát thành lí luận.
Ví dụ:
Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa…
(?) Người Việt Nam ta có những tâm lí nào mà em cho là tốt ?
Hệ tư tưởng:
Hệ tư tưởng: là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lí luận, học thuyết về đạo đức, chính trị, pháp quyền,tôn giáo…hệ tư tưởng luôn mang tính giai cấp.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng:
thần linh quyết định mọi sự
biến đổi của xã hội. Theo em
quan điểm này đúng hay sai?

Đây là một quan điểm sai lầm vì thần linh chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tưởng của con người
Như vậy, theo em có phải tất cả các quan điểm đều tiến bộ không?
* Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ khoa học còn có những tư tưởng không khoa học lỗi thời phản động đang cố duy trì quyền lợi của mình trong xã hội.
VD: Trong xã hội phong kiến, các giai cấp bóc lột thống trị như vua, quan, quý tộc luôn ra sức bảo vệ địa vị, duy trì quyền lợi của chúng bằng cách cố níu giữ chế độ phong kiến đàn áp, ngăn chặn tư tưởng của giai cấp bị trị đang nổi dậy đấu tranh xóa bỏ nó.
Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ phản ánh khác nhau về tồn tại xã hội.
Tâm lý xã hội tạo điều kiện cho sự hình thành và tiếp thu hệ tư tưởng, giúp cho lý luận bớt xơ cứng và sai lầm.
Hệ tư tưởng gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội.
Hệ tư tưởng không ra đời trưc tiếp từ tâm lý xã hội.
Vai trò của hai cấp độ ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
1. Đối với xã hội
Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội.

Ví dụ: tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của CNXH ở Việt Nam
2. Đối với con người:
Tâm lý xã hội có vai trò quan trọng. Nó phản ánh trực tiếp ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội. Sự phản ánh mang tính kinh nghiệm, yếu tố đan xen với yếu tố tình cảm.
VD: Những bộ phim tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người trong những mối quan hệ xã hội như: Tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…. Đặc biệt là tình yêu đôi lứa…
“Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”.
(?)Em hãy cho biết ý kiến của mình về quan điểm trên?
Tiết 3: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Chia lớp thành 5 nhóm tìm hiểu về tồn tại xã hội và ý thức xã hội của các chế độ trong lịch sử.
Nhóm 1: tìm hiểu về chế cộng sản nguyên thủy.
Nhóm 2: tìm hiểu về chế độ chiếm hữu nô lệ.
Nhóm 3: tìm hiểu về chế độ phong kiến.
Nhóm 4: chế độ tư bản chủ nghĩa
Nhóm 5: tìm hiểu chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”, em thích Thị Kính hay Thị Mầu?Vì sao?
Tại sao cô Thị Kính trong vở chèo bị oan nhiều lần mà không dám nói?
Kết luận: ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội ,do tồn tại xã hội quyết định ,khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
Nếu nói như vậy thì
ý thức xã hội
không có vai trò gì
đối với tồn tại xã hội.
Ý kiến này đúng hay sai?
Hãy cho biết quan
điểm của em?
2. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Ví dụ:
Một em học sinh nhà nghèo nhận thức đúng hoàn cảnh của bản thân và luôn cố gắng phấn đấu trong học tập thi sẽ xây dựng được lý tưởng sống cao đẹp và ngược lại.
Ý thức xã hội phản ánh đúng đắng quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn .
Ngược lại, nếu ý thức lệch lạc thì sẽ kìm hãm sự tiến bộ của xã hội
Thực trạng về tâm lý, lối sống lệch lạc bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay
Biểu hiện:
Thích ăn diện, xài hàng hiệu, thích xài tiền để thể hiện cá tính, khẳng định đẳng cấp và chứng tỏ mình.
Lười học ăn chơi, đua đòi, lao vào các trò giải trí tiêu khiển, sa vào các tệ nạn xã hội
Sống buông thả với bản thân
Sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội, quay lưng lại với truyền thống dân tộc.
Nguyên nhân chủ quan
Do không nhận thức đúng về việc học tập và về cuộc sống lành mạnh.
Tâm lý dễ tự ái, không muốn thua kém bạn bè, thích tự khẳng định bản thân chứng tỏ mình.
Tâm lý không vững vàng dễ bị kích động lôi kéo từ phía xã hội.
Nguyên nhân khách quan
Các bậc cha mẹ mải lo làm ăn tiến thân cho kịp sự phát triển của XH mà quên đi bổn phận và trách nhiệm đối với con cái
Công tác giáo dục, quản lý của nhà trường, các đoàn thể: Như đoàn TN, hội sinh viên các tổ chức đơn vị, cơ quan xã hội chính quyền địa phương còn yếu kém, lỏng lẻo và chưa thực sự được chú trọng
Nguyên nhân
Hậu quả
Học hành sa sút
Phẩm chất, đạo đức và nếp sống lành mạnh bị băng hoại, suy đồi.
Đánh mất bản thân rơi vào vòng tù tội.
Làm gia đình bố mẹ đau lòng
Bị xã hội lên án, bị người đời khinh rẻ
Bài học rút ra
Phải nhận thức rõ về điều kiện vật chất, tinh thần của gia đình để có tư tưởng đúng đắn
Hiểu được tình hình đất nước, từ đó xây dựng lý tưởng sống cao đẹp
Củng cố kiến thức
Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Vì sao?
Hãy phân tích sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Lấy ví dụ minh họa?
Dặn dò
Về nhà các em làm bài tập đầy đủ.
Tìm hiểu trước bài 9.
chúc các em học tập tốt
Nguyễn Thị Đăng Thu
Nguyễn Thị Hải Yến
Nguyễn Thị Mỹ Trang
Thực hiện :
nguon VI OLET