Thế kỉ XVI, Phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ. Thế kỉ XVIII Anh - Pháp tiến hành chinh phục đất đai của Ấn Độ
Quân đội Anh thế kỷ XVIII
Quân Pháp thế kỷ XVIII
Dựa vào bảng thống kê, em hãy chỉ ra những hậu quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh với Ấn Độ ()
Thực dân Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ, với nhiều chính sách gây chia rẽ như: “Chia để trị”, khoét sâu cách biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp.
- Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay ?
- Nhóm 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay ?
- Nhóm 3: Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Xi-pay ? ()
Nguyên nhân sâu xa: là do sự thống trị và bóc lột tàn bạo của thực dân Anh với nhân dân Ấn Độ.
Nguyên nhân trực tiếp: Thực dân Anh bắt những người Xi-pay dùng răng bóc giấy có tẩm mỡ bò hoặc lợn bọc ngoài đạn pháo. Việc này đã xúc phạm đến tục lệ của người Ấn Độ giáo, vì người Ấn Độ giáo kiêng không ăn thịt bò và những người Hồi giáo thì kiêng không ăn thịt lợn, nếu những binh lính Xi-pay không tuân theo thì bị sĩ quan Anh bỏ tù.
- 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy
- Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Miền Bắc và một phần Miền Trung.
- Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở các thành phố lớn
Nhưng cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị dập tắt.
Nông dân và công nhân nổi dậy đấu tranh đã thức tỉnh ý thức dân tộc của tư sản Ấn Độ.
Cuối năm 1885, giai cấp tư sản thành lập Đảng Quốc đại.
Trong quá trình đấu tranh đảng này phân hóa thành 2 phái: phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, phái “cấp tiến” kiên quyết chống Anh.
Tháng 7/1905, Anh chia đôi xứ Ben gan dựa trên sự chia rẽ tôn giáo làm cho phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công ở Bom-bay (tháng 7/1908)
Tiêu biểu là cuộc bãi công ở Bom-bay (tháng 7/1908)
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
O
Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.
O
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
A. Anh và Mĩ.
B. Anh và Pháp,
C. Anh và Nhật.
D. Trung Quốc và Pháp.
O
Câu 4. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI.
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Năm 1875
O
Câu 5. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
O
Câu 6. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?
A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
O
- Các em về học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Học sinh chuẩn bị lập niên biểu (về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, kết quả và ‎ý nghĩa) ở phần II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX .
nguon VI OLET