Chọn phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn áp giảm suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
A. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép
Câu 2: Trường hợp nào sau đây, áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
Người đứng cả hai chân.
Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống.
Người đứng cả hai chân, tay cầm quả tạ.
Người đứng co một chân
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
1/ Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2/ Các ví dụ( các hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại) áp suất khí quyển.
Khi hút sữa trong hộp, ta thấy hộp bị (móp)biến dạng theo nhiều phía.
Hãy giải thích tại sao?
Khi hút sữa trong hộp, không khí trong hộp bị hút bớt ra thì áp lực của không khí trong hộp nhỏ hơn áp lực của không khí từ bên ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp lực bên ngoài làm cho vỏ hộp bị biến dạng.
TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp lượng oxi trong máu giảm ảnh hưởng sự sống của con người và động vật. Dưới hầm sâu áp suất tăng gây áp lực chèn phế nang của phổi và màng nhĩ.
? Có biện pháp gì khi áp suất quá cao hoặc quá thấp.
* Biện pháp
Tại những nơi có áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình oxi
Bài 1: Chọn đáp án đúng
Càng lên cao, áp suất khí quyển:
càng tăng                         
càng giảm
C. không thay đổi                  
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm

B. càng giảm
Bài 2: Chọn đáp án đúng
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Chọn C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
 
Bài 3: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất trong khí quyển, bởi vậy là, nước chảy trong ấm ra dễ dàng hơn.
Bài 4: Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp
- Vì trong cơ thể con người, và cả trong máu của con người luôn có không khí.
- Áp suất khí bên trong con người luôn bằng áp suất khí quyển . Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể rất nhỏ, có thể xấp xỉ = 0. Con người không thể chịu đựng sự phá vỡ cân bằng áp suất như vật và sẽ chết.
- Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áp giáp có độ lớn xấp xỉ  bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

* Học bài
Ôn tập các kiến thức cơ bản cần nhớ về áp suất, vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
Bài tập: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3.
b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
- Làm bài tập D 4,5
* Chuẩn bị bài mới
- Đọc trả lời câu hỏi phần nghiên cứu phần A- HĐKĐ bài “Lực đẩy Acsimet”
nguon VI OLET