TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ


NGỮ VĂN 9

GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
TIẾT 36, 37, 38
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
NHÀ VĂN LÊ VĂN THẢO
I/Tác giả Lê Văn Thảo :
1/ Tiểu sử :
- Lê Văn Thảo ( 1939 - 2016 ) tên thật là Dương Ngọc Huy quê ở Long An. Ông lớn lên ở quê mẹ An Giang, sau đó lên Sài Gòn học Đại học Khoa học tự nhiên.
- Ông sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, cha là ông Dương Văn Diêu, cán bộ tập kết ra Bắc, mẹ là bà Lê Thị Thu Hằng ,cô giáo. Tất cả bảy anh em của ông đều tham gia Cách mạng.
- Năm 1947 vào chiến khu Đồng Tháp Mười; năm 1950 về học tiểu học tại trường Nam tỉnh lị Long Xuyên; năm 1953 học trường Trung học Thoại Ngọc Hầu; năm 1959 học trường Đại học Khoa học Tự nhiên ( Ban Toán).

- Năm 1962, ông thoát li vào chiến khu, công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng.
- Năm 1965 - 1967, ông được biệt phái về Sư đoàn 9 bộ đội chủ lực miền Đông Nam bộ và tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn.
- Sau 1975, ông về Sài Gòn công tác ở Hội nhà Văn TP HCM, làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ TP HCM, Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố từ năm 2000 – 2010.
GIẢI THƯỞNG
Giải A tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam ( 1998 )
Giải B tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam ( 2003 )
- Giải thưởng Văn học Đông Nam Á ( 2006 )
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012.
2/ Sự nghiệp sáng tác :
a/ Giai đoạn trước 1975 :
Viết về đề tài nông thôn và chiến tranh du kích. Tiêu biểu là các tác phẩm Ngoài mặt trận, Đêm hành quân,…
b/ Giai đoạn sau 1975 :
Viết về đề tài vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiêu biểu là các tác phẩm Ông cá hô, Một ngày và một đời, Cơn giông, Sóng nước Vàm Nao…
II/ Truyện ngắn Ông cá hô :
 

II/ Truyện ngắn Ông cá hô :
1/ Bối cảnh của truyện :
Truyện tái hiện lại cuộc sống trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 ở Cồn Te thuộc ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 

2/ Tình huống truyện :
- Gánh hát của kép Hoàng Dương và cô đào Hồng Điệp ghé cồn Te trình diễn.
- Hát xong, bầu gánh tuyên bố rã gánh, ai đi đường nấy.
- Kép Hoàng Dương và cô đào Hồng Điệp ở lại Cồn Te.
- Chú Sáu Dương chọn nghề đánh bắt cá hô, luôn theo dõi tin tức cô Hồng Điệp và chung thủy với tình cảm dành cho cô đến cuối đời.  

3/ Hình tượng Cá hô :
Được kể theo như một huyền thoại : Cá to lớn bằng tấm ván ngựa, vẩy ánh bạc, hai mắt to bằng hai cái chén, nó quẩy một cái làm mặt sông nổi sóng lớn rồi lặn mất.
4/ Tính cách của nhân vật Sáu Dương :
- Người có ý chí quyết tâm cao.
- Chung tình, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ người mình yêu.
 
 

5/ Nghệ thuật :
- Cốt truyện đơn giản.
- Lối kể chuyện tự nhiên theo tình tiết của câu chuyện.
- Ngôn ngữ đặc chất Nam bộ.
III/ Tổng kết :
- Lê Văn Thảo là một trong những nhà văn thành công về đề tài Nam bộ.
- Truyện ngắn ông Cá hô đã tái hiện vùng đất cù lao Cồn te và một góc của trung tâm chợ Long Xuyên, với những cảnh vật, cuộc sống, con người của một thời xa xưa.
- Qua nhân vật chú Sáu Dương , truyện khắc họa được tính cách người dân Nam bộ: cần cù, chịu khó, giàu ý chí, nghị lực; hiền lành nhưng rất khẳng khái chông áp bức; chung tình, sẵn sàng hi sinh vì người yêu; và luôn có niềm tin ở tương lai.
- Ngôn ngữ đặc chất Nam bộ, cốt truyện đơn giản, lối kể chuyện thật tự nhiên theo diễn biến của câu chuyện.
GIAO NHIỆM VỤ
Tiết 39, 40 : Đồng chí
Các em tìm hiểu và trả lời câu hỏi SGK/ 130

XIN CHÀO TẠM BIỆT
nguon VI OLET