CHÀO CÁC EM ĐẾN VỚI MÔN HỌC GDCD!
1. Vì sao phải cư xử lễ độ, lịch sự và tế nhị?
Bài cũ
2. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em thiếu lịch sự với người khác?
3
CHỦ ĐỀ: LỄ ĐỘ VÀ LỊCH SỰ, TẾ NHỊ(T3)
1. Khái niệm.
2. Ý nghĩa của lễ độ và lịch sự, tế nhị.
3. Cách rèn luyện.
1.Khái niệm:
a.Lễ độ: Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Ví dụ: Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
b. Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung trong quan hệ giữa người với người
Vd: Biết chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi…
c.Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
Vd: hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo…
2. Ý nghĩa của lễ độ và lịch sự, tế nhị
- Giao tiếp lễ độ và lịch sự, tế nhị thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đối với mọi người là người có văn hoá, đạo đức.
- Giúp mọi người cảm thấy dễ chịu, bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người, được mọi người tôn trọng, quý mến.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
Hãy kể lại một lần em mắc lỗi do thiếu lễ độ hoặc lịch sự, tế nhị? Bài học em rút ra cho bản thân qua lần mắc lỗi đó là gì?
- Luôn tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi.
- Từ tốn, khéo léo trong giao tiếp ...
- Yêu mến, quý trọng những người lễ độ và lịch sự, tế nhị .
- Không đồng tình với những hành vi vô lễ, thiếu lịch sự, tế nhị.
3. Cách rèn luyện.

trò chơi:
VÒNG TRÒN TƯỞNG TƯỢNG.
1. Em đi học muộn
4. Em bị cô mắng oan.
3. Em đang ăn có người hỏi chuyện
2. Em lấy nhầm máy tính của bạn
Em hãy điền những từ còn thiếu để hoàn thành các câu CD, TN, Thành ngữ nói về lễ độ, lịch sự, tế nhị
1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
3. Rượu nhạt uống mấy cũng say Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
4. Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
7. Gọi dạ bảo vâng.
8. Đi thưa về trình
.............
..........
..........
..........
..........
..........
..........
..........
Bài tập 2 Mặc dù xe đạp của Vũ vẫn còn tốt nhưng Vũ vẫn nhất định đòi bố mẹ mua cho mình chiếc xe đạp địa hình như một số bạn trong lớp 6A mà Vũ thích. Bố mẹ Vũ là công nhân, nuôi 2 con ăn học nên cũng đang khó khăn, trước yêu cầu của Vũ bố mẹ vừa buồn, vừa lo lắng. Cách đây 2 ngày Vũ lại vùng vằng và tỏ thái độ khó chịu với bố, mẹ vì chưa có xe mới.
Câu hỏi: a. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Vũ?
b. Nếu là bạn của Vũ , em sẽ khuyên Vũ như thế nào?
c. Theo em Vũ đã không thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức nào trong các chuẩn mực đạo đức em đã được học (tiết kiệm; biết ơn; sống chan hòa với mọi người; tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; lễ độ; lịch sự tế nhị)
Bài tập 3. H là người dễ dãi, thường giao du với nhiều bạn. Gia đình sợ H bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo nên thường ngăn cản H tiếp bạn, có bạn đến chơi là mẹ H tỏ thái độ khó chịu và kiếm cớ để đuổi bạn của H về.
Em thấy mẹ của H lo lắng như vậy có đúng không? Nếu em là H, em sẽ làm gì?
Bài tập 4. Ông chủ tịch UBND thị trấn vào đến cổng cơ quan mình, gặp anh bảo vệ đang ngồi gác cổng. Anh bảo vệ khúm núm, khom lưng, cúi thấp đầu xuống chào ông. Ông chủ tịch vui vẻ bắt tay rồi nhẹ nhàng nói: “ Lần sau, anh chỉ cần chào tôi như tôi đã chào anh là được rồi”
Em có suy nghĩ gì về lời nói và việc làm của hai người trên?
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT

1. Thế nào là lịch sự?( 2 đ)
2. Khi thấy bạn em thiếu lễ độ với thầy cô giáo em sẽ làm gì? Vì sao em lại làm như vậy?(8đ)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Hệ thống nội dung chủ đề bằng lược đồ tư duy.
- Vận dụng nội dung đã học vào giao tiếp hằng ngày.
- Soạn bài 6. Biết ơn.
TẠM BIỆT CÁC EM, CHÚC CÁC EM
HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN TỐT!
nguon VI OLET