CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Tuần 10
NÓI QUÁ
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Giới thiệu đôi nét về tác giả văn bản “ Hai cây phong” ?
Nội dung văn bản viết về điều gì?
Qua văn bản em học tập được điều gì?
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
1.Ví dụ: Sgk/101
2. Nhận xét:

I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ:
* VD 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 Nhấn mạnh thời gian đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn

I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ:
VD:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 Nhấn mạnh thời gian đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn


VD 2: Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...
 Nhấn mạnh sự lao động vất vả của người nông dân.
LƯU Ý : khi sử dụng nói quá các em cần hiểu được nghĩa của biện pháp nói quá đó, tránh việc hiểu nghĩa sai dẫn đến dùng sai, phản tác dụng.
-Trong khẩu ngữ : buồn nẫu ruột, giận sôi gan, mệt đứt hơi, đói rã họng, lo sốt vó, nở từng khúc ruột.
+ Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột. ( muốn nói là rất vui , phấn khởi )
Trong thơ văn :
+Trên quê hương quan họ , một làn nắng cũng mang điệu dân ca. ( ý muốn nói thiên nhiên, cảnh vật cũng ảnh hưởng , mang đậm bản sắc ,đặc trưng của vùng Kinh Bắc ).
-Trong thành ngữ : ăn như rồng cuốn , nói như rồng leo, làm như mèo mửa....

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
I. GHI NHỚ:
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:sgk/102
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 Nhấn mạnh sức mạnh lao động của con người.
Bài tập 1:sgk/102
b/... Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
 Nhấn mạnh sức khỏe đã tốt, vết thương không sao.
c/ Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
 Thể hiện uy quyền sinh sát của cụ bá đối với người khác
Bài tập 2/ sgk/ 102
Điền các thành ngữ thích hợp vào chỗ trống
a/ Chó ăn đá gà ăn sỏi
b/ Bầm gan tím ruột
c/ Ruột để ngoài da
d/ Nở từng khúc ruột
e/ Vắt chân lên cổ mà chạy
Bài tập 3: sgk/ 102
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
- Cô ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Sơn Tinh đã dời non lấp biển đánh Thủy Tinh cưới Mị Nương.
Những người tạo ra công trình này đã làm công việc lấp biển vá trời.

- Tôi đã nghĩ nát óc nhưng vẫn không giải được bài toán này.
Bài tập 4: sgk/ 103
Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá
Trắng như bông
Đẹp như tiên
Nhanh như cắt
Khỏe như voi
- Đen như cột nhà cháy
Bài tập 6: Phân biệt nói quá và nói khoác:

CỦNG CỐ:
1/ Nói quá là gì? Cho ví dụ.
2/ Câu nào có dùng phép tu từ nói quá?
a/ Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
b/ Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây mang mác, ngậm ngùi lòng ta.
 Câu a “ Bước chân nát đá”
DẶN DÒ:
- Học ghi nhớ
-Làm bài tập 5 sgk/103
- Soạn bài : Ôn tập truyện kí Việt Nam
Đề 1:
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy , cô giáo buồn .
1. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật, thời gian, không gian, sự việc.
- Nguyên nhân sự việc.
2.Thân bài : Diễn biến của sự việc.
- Lỗi nhân vật mắc phải là gì?
- Nguyên nhân do đâu, lúc nào?
- Mức độ, tính chất của sự việc : có nghiêm trọng hay không…?
- Sau khi thấy mình mắc lỗi thì: Bản thân mình đã có cách cư xử, thái độ như thế nào đối với chính mình? (ví dụ như hối hận, cảm giác mắc lỗi luôn khiến mình trăn trở, day dứt hay vẫn vô tư không lo nghĩ….?
- Thầy, cô có thái độ và cách cư xử như thế nào đối với lỗi mình gây ra? (Thái độ, cử chỉ, nét mặt, hành động,….)
- Hậu quả do lỗi mình gây ra như thế nào?
- Sự việc được giải quyết như thế nào? ( em nhận lỗi và tỏ ra hối hận thực sự hay em bị phạt do không biết nhận lỗi,
3. Kết bài :
- Kết quả (hậu quả) hay những suy nghĩ của người trong cuộc, hoặc bài học cho bản thân nhân vật.

Xin chân thành cám ơn
Quý Thầy Cô và các em học sinh
nguon VI OLET