TRÒ CHƠI
Tiết 13. Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ.
(Tiếp theo)
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA.
Thảo luận nhóm
1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ.
a. Nông nghiệp:
- Ruộng đất của làng xã chia đều cho nông dân cày cấy, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
- Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang... được chú trọng.


Tình hình ruộng đất thời Đinh -Tiền Lê
như thế nào?
Vua Lê đã có những biện pháp gì để phát triển nông nghiệp?
Việc vua Lê tổ chức cày tịch điền có ý nghĩa như thế nào?

Vua Lê với việc khuyến nông:
Hôm ấy một buổi sáng đẹp trời, nghe tin nhà vua về làm lễ “tịch điền”, dân làng Thọ Xuân ( Thanh Hóa) nô nức tham gia. Sau khi nhận nén hương khấn trời cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà vua bỏ hia, xắn quần, chuẩn bị bước xuống ruộng, bỗng có một cụ già bước đến can:
- Bệ hạ là đấng chí tôn cày bừa là việc của nhân dân, can chi bệ hạ phải mệt mình vàng.
- Nhà vua mỉm cười, vui vẻ nói: Nghề nông là cái gốc của nước nhà. Xôi rượu, cơm gạo nuôi quân đều từ lúa gạo mà ra. Vậy nên ai ai cũng phải chăm lo cày cấy.
Đoạn nhà vua bước xuống ruộng. Do ruộng có chỗ nông, sâu, nên có lúc vua chao người, trâu vẩy bùn lên quần áo, mọi người cười ồ lên. Nhưng dần dần đường cày đã “dẻo”hơn, mọi người đều trầm trồ, thán phục. ( trích Gương sáng người xưa).
Bác Hồ tát nước với nhân dân
Bác Hồ với máy cày cải tiến
1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ.
a. Nông nghiệp:
- Ruộng đất của làng xã chia đều cho nông dân cày cấy, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
- Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang... được chú trọng.
=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích..., các năm 987,989 được mùa.


Kết quả sản xuất nông nghiệp
như thế nào?
1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ.
a. Nông nghiệp:
b. Thủ công nghiệp:
- Xây dựng nhiều xưởng thủ công: xưởng đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo... xây dựng cung điện, chùa chiền.


Tình hình thủ công nghiệp thời kì này
như thế nào?
Trong nhân dân có những nghề thủ công nào phát triển?
- Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như: dệt lụa, làm gốm...
Chùa Nhất trụ
Chùa Bà Ngô
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ Lê Đại Hành
Đồ gốm thời Đinh – Tiền Lê
1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ.
a. Nông nghiệp:
b. Thủ công nghiệp:
c. Thương nghiệp:
Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.


Các vua Đinh – Tiền Lê đã làm gì để
thúc đẩy thương nghiệp phát triển?
Việc vua Lê quan hệ bang giao với nhà Tống ngay sau chiến tranh thể hiện điều gì?
Tiền đồng thời Đinh
Thuyền nước ngoài đến Đại Cồ Việt buôn bán
2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI.
a. Xã hội:
Thảo Luận: Xã hội thời Đinh
Tiền Lê có những tầng lớp nào?
Theo em sự phân hóa giữa các tầng lớp
trong xã hội có sâu sắc hay không?
2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI.
a. Xã hội: Sơ đồ phân hóa xã hội:
Tầng lớp thống trị: Vua, quan, nhà sư.
Nông dân tự do
Thợ thủ công
Thương nhân
Nô tì
=>quan hệ giữa các tầng lớp còn đơn giản chưa phân hóa sâu sắc
2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI.
a. Xã hội:
b. Văn hóa giáo dục:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, nhà sư được trọng dụng
- Sinh hoạt văn hóa dân gian: nhiều loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền tồn tại và phát triển.
Tôn giáo có những điểm gì đáng chú ý?Tại sao vai trò của nhà sư được đề cao?

Tình hình giáo dục thời Đinh- Tiền Lê
như thế nào?
Sinh hoạt trong dân gian
có điểm gì nổi bật?
Lễ hội Hoa Lư
Nghệ thuật chèo chính thức có từ thời Tiền Lê
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng
Tượng vua Lê Đại Hành
Một số hình ảnh về cố đô Hoa Lư
Phong cảnh Hoa Lư
Phong cảnh Hoa Lư
Phong cảnh Hoa Lư
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong làng xã thuộc quyền sở hữu của ai?
A. Của Vua B. Của quý tộc
C. Của làng xã D. Của binh lính
Câu 2: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào là tầng lớp dưới cùng của xã hội?
A. Nông dân B. Công nhân
C. Thợ thủ công D. Nô tỳ
C
D
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 3: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Thiên chúa giáo D. Đạo tin lành
Câu 4: Trò chơi nào dưới đây không phải là trò chơi dân gian?
A. Đánh cầu, nhảy dây B. Kéo co, đánh đu C. Nhảy sạp, múa lân D. Internet
B
D
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 5: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được Vua trọng dụng
A. vì họ là những người theo đạo phật
B. vì họ là những người có học, giỏi chữ Hán
C. vì họ là những người hiền lành
D. vì họ là những người được vua yêu mến
B
Nếu đóng vai là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HƯỚNG DẪN BÀI HỌC VỀ NHÀ
BÀI CŨ:
1. Nói rõ tình hình kinh tế thời Đinh – Tiền Lê?

2. Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời Đinh – Tiền Lê?
BAI MỚI:
Chuẩn bị bài 10

CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI !
nguon VI OLET