Lớp
12
Kính chúc sức
khỏe
qúi
thầy cô!
Trường THPT Vinh Long
Tỉnh Vĩnh Long
GV: Nguyễn Khắc Luân
Chào Mừng Qúy Thầy Cô đến thăm lớp
Lớp 12
Bài 8.
NHẬT BẢN
I. Nhật Bản từ năm 1945 - 1952
II. Nhật Bản từ năm 1952 - 1973
III. Nhật Bản từ năm 1973 - 1991
BÀI 8
NHẬT BẢN
NỘI DUNG BÀI HỌC
IV. Nhật Bản từ năm 1991 - 2000
BÀI 8: NHẬT BẢN
I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952
Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
Hậu quả của quả bom nguyên tử, Hirosima bị hủy hoại 68%, bị hư hại 24%
Vậy đứng trước những khó khăn trên, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì để phục hồi đất nước?
BÀI 8: NHẬT BẢN
I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952
1. Kinh tế:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán “Daibátxư”.
- Cải cách ruộng đất.
- Dân chủ hóa lao động.
→ Dựa vào sự nổ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, nền kinh tế Nhật Bản đã khôi phục.
BÀI 8: NHẬT BẢN
I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952
2. Đối ngoại:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản những năm đầu sau chiến tranh như thế nào?
- Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó Nhật đã kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9 – 1951).
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973
Vậy những cơ sở nào chứng tỏ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong giai đoạn này?
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973
- 1952 – 1973, kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng liên tục, nhiều năm đạt 2 con số (1960 – 1969 là 10,8%).
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
2. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật:
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật, mua bằng phát minh và tập trung chủ yếu vào sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt nhiều thành tựu to lớn, với những sản phẩm nổi tiếng như: tivi, tủ lạnh, tàu biển, ôtô, tàu hỏa,…
Nêu những sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản?
BÀI 8: NHẬT BẢN
XE MÁY Ô TÔ ĐIỆN TỬ-TIN HỌC
NGƯỜI MÁY MÁY ẢNH TÀU BIỂN
Các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật
NGƯỜI MÁY ASIMO ĐANG GIAO LƯU VỚI CÁC TRẺ EM MĨ
NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Cầu Ôhasi
TÀU CAO TÓC SHINKANSEN (VIÊN ĐẠN)
Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” ấy?
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
* Nguyên nhân phát triển:
- Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và tính cạnh tranh cao.
- Nhật Bản biết ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
* Nguyên nhân phát triển:
- Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế.
- Nhật Bản biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu...
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
* Hạn chế:
- Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
- Khó khăn về nguyên liệu phải nhập khẩu.
- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
Nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
BÀI 8: NHẬT BẢN
II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
3. Chính sách đối ngoại:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn này như thế nào?
- Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9 – 1951). Sau này hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần, từ năm 1966 kéo dài vĩnh viễn.
- Năm 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.
BÀI 8: NHẬT BẢN
III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991
1. Kinh tế:
- Từ năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với những giai đoạn suy thoái.
- Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản là siêu cường tài chính số một thế giới. Chủ nợ lớn nhất thế giới.
- Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật gấp 3 lần Mĩ, 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức.
BÀI 8: NHẬT BẢN
III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991
2. Chính sách đối ngoại:
- Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Fukuda
Toshiki Kaifu
BÀI 8: NHẬT BẢN
III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991
2. Chính sách đối ngoại:
- Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973, hiện nay là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Koizumi
Kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973-2013)

BÀI 8: NHẬT BẢN
IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
1. Kinh tế:
- Từ thập kỉ 90, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Sản xuất của Nhật Bản chiếm 1/10 nền sản xuất thế giới.
- GDP năm 2000 là 4746 tỷ USD, GDP đầu người là 37 408 USD.
Nhóm nước G8
HIROSHIMA ngày nay
ĐƯỜNG PHỐ TÔKYÔ VỀ ĐÊM
BÀI 8: NHẬT BẢN
IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
2. Khoa học – kĩ thuật:
- Phóng 49 vệ tinh khác nhau (tính đến năm 1992).
- Hợp tác với Mĩ, Liên Xô (sau Liên bang Nga) trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
BÀI 8: NHẬT BẢN
IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
3. Chính sách đối ngoại:
- Duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Nhật Bản coi trọng quan hệ với Tây Âu, chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, mở rộng hoạt động ngoại giao ra toàn cầu, đặc biệt là Đông Nam Á.
- Ngày nay Nhật Bản nổi lực vươn lên trở thành cường quốc chính trị để tương xứng sức mạnh về kinh tế (đề nghị mở rộng số thành viên để trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...).
Thủ tướng Abe và Tổng Thống Obama
Liên minh Mĩ – Hàn – Nhật
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1. Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn.
B. Nhờ vào sự viện trợ của Mĩ.
C. Áp dụng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật.
D. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.
Câu 2. Nền kinh tế Nhật Bản có bước phát triển “thần kì” trong giai đoạn từ
A. năm 1960 đến năm 1973. B. năm 1952 đến năm 1960.
C. năm 1973 đến năm 1991. D. năm 1945 đến năm 1952.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 3. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. hướng về các nước châu Á.
C. hướng về các nước Đông Đông Á.
D. cải thiện quan hệ với Liên Xô.
Câu 4. Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. sản xuất ứng dụng dân dụng.
B. công nghiệp quốc phòng.
C. khoa học cơ bản.
D. chinh phục vũ trụ.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 5. Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu do
A. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể.
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
C. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu.
D. sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản
A. chịu tổn thất nặng nề. B. giàu lên nhanh chóng.
C. bị lệ thuộc vào Anh. D. có nhiều thuộc địa.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 7. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A. chỉ quan trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.
B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á.
C. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
D. không chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
Câu 8. Học thuyết nào được coi như mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản?
A. Học thuyết Kaiphu. B. Học thuyết Miyadaoa.
C. Học thuyết Phucưđa. D. Học thuyết Hasimôtô.
Cảm Ơn Sự Tham Gia Của Qúy Thầy Cô!
Xin Chào Hẹn Gặp Lại!
nguon VI OLET