SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 10 – TUẦN 5
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
GV BIÊN SOẠN: TRẦN THANH PHIẾT

BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Nêu các nội dung chính của bài.
I. Ngoại lực
II. Tác động của ngoại lực
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
1. Quá trình phong hóa
2. Quá trình bóc mòn
3. Quá trình vận chuyển
4. Quá trình bồi tụ
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Ngoại lực là gì? Nguồn năng lượng nào sinh ra ngoại lực?
- Khái niệm: Ngoại lực là lực phát sinh bên ngoài, bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực: bức xạ Mặt trời.
- Tác nhân của ngoại lực:
+ Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, gió, mưa…
+ Các dạng nước: nước chảy,nước ngầm, băng hà, sóng biển….
+ Sinh vật: thực vật, động vật
+ Con người
I. Ngoại lực
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Tác động của ngoại lực thông qua các quá trình nào?
II. Tác động của ngoại lực
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Phong hóa là gì? Tác nhân? Phạm vi tác động? Phân loại?
1. Quá trình phong hóa
II. Tác động của ngoại lực
- Khái niệm: Phong hóa là quá trình phá hủy và biến đổi đá cùng khoáng vật.
- Tác nhân: Do sự thay đổi của nhiệt độ, của nước, ô –xi, khí CO2, các axit trong thiên nhiên và sinh vật.
- Phạm vi tác động: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở trên bề mặt Trái Đất.
- Phân loại: gồm phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
Vì sao cường độ phong hóa lại diễn ra mạnh nhất ở trên bề mặt TĐ?
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Phong hóa lý học là gì? Tác nhân? Kết quả?
1. Quá trình phong hóa
II. Tác động của ngoại lực
a. Phong hóa lý học
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đất đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học.
- Tác nhân:
+ Do sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
+ Do tác động ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người…
- Kết quả: đá bị rạn nứt, vỡ thành nhiều tảng hoặc mãnh vụn.
Tác động cơ học làm vỡ đá
Đá vỡ do băng, tuyết ở hoang mạc lạnh
Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột
Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh?
?
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Phong hóa học là gì? Tác nhân và kết quả?
1. Quá trình phong hóa
II. Tác động của ngoại lực
b. Phong hóa hóa học
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đất đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Tác nhân: do nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.
- Kết quả: địa hình caxtơ.
Hang Sơn Đoòng
Vịnh Hạ Long
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Quá trình phong hóa
II. Tác động của ngoại lực
c. Phong hóa sinh học
- Khái niệm: là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới sự tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây...
- Tác nhân: do tác động của sinh vật
- Kết quả: đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
Phong hóa sinh học
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Bóc mòn là gì? Tác nhân? Phân loại?
2. Quá trình bóc mòn
II. Tác động của ngoại lực
- Khái niệm: là quá trình các tác nhân của ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.
- Tác nhân: do nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,….
- Phân loại: theo nhân tố tác động, bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn…
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
2. Quá trình bóc mòn
II. Tác động của ngoại lực
Xâm thực do nước chảy trên mặt
Thổi mòn, khoét mòn do gió thổi
Mài mòn do sóng biển
Mài mòn do băng hà
Nước chảy tràn
Các rãnh nông
Dòng chảy tạm thời
Khe rãnh xói mòn
Dòng chảy thường xuyên
Thung lũng, sông suối
Nấm đá, bề mặt đá rổ tổ ong, hố trũng thổi mòn….
Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ….
Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu…
Rãnh nông
Khe rãnh xói mòn
Thung lũng sông, suối
Thổi mòn, khoét mòn
Xâm thực và mài mòn
Địa hình băng hà
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Thế nào là quá trình vận chuyển? Tác nhân? Phân loại?
3. Quá trình vận chuyển
II. Tác động của ngoại lực
- Khái niệm: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Tác nhân: khoảng cách dịch chuyển xa hay gần phụ thuộc vào động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm.
- Phân loại: có hai hình thức vận chuyển
+ Vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốn theo;
+ Vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực làm cho vật liệu lăn trên mặt đất dốc.
Vận chuyển do gió, trọng lực
Vận chuyển do nước
Vận chuyển do sóng biển
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Khái niệm? Tác nhân và kết quả của quá trình bồi tụ?
4. Quá trình bồi tụ
II. Tác động của ngoại lực
- Khái niệm: là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã phá hủy.
- Tác nhân: phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
+ Khi động năng giảm dần: vật liệu sẻ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm.
+ Khi động năng giảm đột ngột: tất cả các vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.
- Kết quả: tao nên các dạng địa hình bồi tụ.
Bồi tụ do sóng biển
Bồi tụ do gió
Bồi tụ do nước
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, tuy nhiên chúng luôn tác động đồng thời để tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Nội lực có xu thế làm cho bề mặt đất gồ ghề hơn
Ngoại lực có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Cũng cố
nguon VI OLET