BÀI 9
TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT)
Mào
Màng trong
Màng ngoài
Chất nền
Cấu tạo sơ lược về ti thể
Ty thể được cấu tạo bởi 2 lớp màng giống màng tế bào.
- Màng ngoài: dày 60Å, bảo đảm tính thấm của ty thể.
- Màng trong: dày 60Å. Từ màng trong hình thành nên các mấu lồi ăn sâu vào trong xoang ty thể gọi là tấm hình răng lược (cristae). Màng trong chia xoang ty thể thành 2 xoang.
+ Xoang ngoài nằm giữa màng trong mà màng ngoài rộng khoảng 60 - 80Å và thông với xoang của các vách răng lược.
+ Xoang trong được giới hạn bởi màng trong và chứa đầy chất nền (matrix)
V. Ti thể:
- Cấu tạo: là bào quan có hai lớp màng và chất nền.
+ Màng ngoài không gấp khúc, màn trong gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp.
+ Chất nền chứa AND và ribôxôm.
- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP, taïo ra nhieàu saûn phaåm trung gian quan trong quaù trình chuyeån hoaù vaät chaát
Số lượng ti thể khác nhau tùy loại tế bào.
Cấu trúc phân tử ATP
Câu hỏi sách giáo khoa
?Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất:
Tế bào biểu bì
Tế bào hồng cầu
Tế bào xương

Tế bào cơ tim
Lục lạp cũng có cấu trúc màng kép.
-Màng ngoài dễ thấm,
-Màng trong ít thấm, không xếp lại thành mào
-Màng trong bao bọc một vùng có màu xanh lục được gọi là chất nền (stroma), chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.
-Hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành 1 tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là tilacôit.
-Các tilacôit có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo các hạt grana.
Là bào quan chỉ có ở Tế bào thực vật
VI. Lục lạp:
Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?
Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng tilacôit nên lá cây có màu xanh
Nhờ chlorophille chứa trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến chúng thành năng lượng hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng quát bằng sơ đồ sau:
năng lượng ánh sáng
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + O2
Chlorophille
CÂU TRẢ LỜI
Chức năng: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi quang năng thành năng lương hóa học
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?
Giống nhau:
đều là bào quan của tế bào nhân thực
đều có cấu tạo gồm lớp màng kép bao bọc bên ngoài
đều chứa AND, ARN, ribôxôm, các enzim, protein
có khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng
có thể tự phân đôi độc lập
Khác nhau
Không bào
VII. Một số bào quan khác
Không bào
Mỗi không bào được bao bọc bởi 1 lớp màng, bên trong là dịch chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
Không bào là một bào quan của tế bào thực vật.
Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng sinh vật và từng tế bào.
Các tế bào thực vật chưa trưởng thành chứa nhiều không bào nhỏ. Trong quá trình lớn lên, các tế bào hút thêm nước to ra và nhập lại với nhau thành một không bào lớn chiếm hầu hết thể tích của tế bào trưởng thành.
Chức năng của không bào ở:
a/ tế bào lông hút của rễ cây
chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.
d/ tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật ko dám ăn
tế bào lá cây của một số loài cây, các không bào tích các chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây do đó các động vật ko dám ăn
c/ tế bào đỉnh sinh trưởng
tế bào đỉnh sinh trưởng có không bào tích nhiều nước có tác dụng làm cho tế bào dài ra sinh trưởng nhanh.
b/ tế bào cánh hoa
không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng đến thụ phấn.
Không bào thực vật đóng vai trò quan trọng trong:
1. Sự vận chuyển ion, đường, nước trong tế bào
2. Có vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu trong tế bào
3. Có thể đảm nhiệm chức năng của lysosome do có chứa enzyme hydrolases, (còn gọi là không bào tiêu hóa ở vài loài thực vật sống khí hậu khắc nghiệt như Nắp ấm...)
4. Chứa những chất sáp, nhựa, tinh bột (như aluron ở những tế bào phôi nhũ)
5. Loại bớt đôc tố cho cây
Chức năng nào sau đây không phải là của không bào ?
A. Chức chất phế thải, độc hại
B. Chức dung dịch muối khoáng
C. chứa không khí
D. Chứa chất dinh dưỡng và sắc tố
Lyzoxom
2. Lixôxôm
Kích thước, hình dạng của lysosome rất đa dạng và tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà thể lysosome thu thập vào để phân giải.
Lysosome là một bào quan của tế bào động vật được bao bởi một màng lipoproteide (màng tế bào).
Lysosome là những khối hình cầu đường kính từ 0,2 - 0,4μm, có khi lớn đến 1 - 2μm.
Lysosom có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào, các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng.
Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.
Qúa trình tiêu hóa nôi bào của Lyzoxom
Quá trình tự tiêu hủy bản thân của Lyzoxom
Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào nhiều Lizoxom nhất?
Chức năng nào sau đây không phải của Lizoxom?
A. Tổng hợp màng, làm tăng diện tích màng sinh chất
B. Làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào
C. Làm nhiệm vụ phân hủy các bào quan già và yếu
D. Tự tiêu tế bào cần thiết cho sự biệt hóa và biến thái
Tế bào bạch cầu có nhiều Lizoxom nhất do bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt các vật thể gậy hại cho cơ thể, mà các bào quan già yếu không còn hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể, do đó số lizoxom phải cần có nhiều để phân hủy chúng.
nguon VI OLET