Intel ISEF
HỘI THI SÁNG TẠO KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Đắk Lắk, ngày 16 tháng 11 năm 2016
TS. Lê Văn Cơ
Bộ môn Hoá học – khoa KHTN&CN
– trường ĐH Tây Nguyên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
1
INTEL INTERNATIONAL SCIENCE AND ENGINEERING FAIR
2
Intel ISEF là gì?
Là cuộc thi về khoa học, kỹ thuật lớn nhất thế giới dành cho học sinh trung học
Là cuộc thi về dự án khoa học duy nhất trên thế giới dành cho học sinh từ khối 9 đến khối 12.
Cuộc thi tạo cơ hội cho những nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất trên khắp thế giới được chia sẻ ý tưởng, trình bày các dự án khoa học tiên tiến, và thi tài để dành được các giải thưởng, học bổng, trợ cấp học phí, thiết bị khoa học và các chuyến tham quan khoa học.
Tháng 5 hàng năm, INTEL ISEF là nơi hội tụ của giáo viên, học sinh, nhà quản lý doanh nghiệp và quan chức chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới.
3
Intel ISEF diễn ra ở các cấp
Cấp trường (cấp cơ sở)
Cấp tỉnh (cấp sở Giáo dục và Đào tạo)
Cấp quốc gia (VISEF)
Cấp quốc tế (Intel ISEF)
Năm 2006 Bộ GD&ĐT, VIFOTEC và Intel khởi động cuộc thi Intel ISEF
4
Mục đích của VISEF các cấp
 Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập và sự sáng tạo cho học sinh;
 Góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thành cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả: Phương pháp tự học và tập nghiên cứu khoa học;
 Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, biết ứng dụng kiến thức đã học để giải những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống;
 Giúp học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học: Hình thành ý tưởng, đề xuất giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, báo cáo kết quả;
 Qua hội thi các cấp cấp, Sở GD&ĐT tuyển chọn các đề tài tham dự Hội thi KHKT thuật cấp Quốc gia và Quốc tế.
5
Một số kết quả của VISEF
06 tỉnh/thành phố: TT-Huế, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội
45 dự án/ 105 học sinh; 05 lĩnh vực.
ViSEF 2012, Cuộc thi KHKT trở thành Cuộc thi hàng năm dành cho học sinh trung học – VISEF.
6
Một số kết quả của VISEF
ISEF 2012, giải nhất với đề tài"Xử lí nước mặn bằng kĩ thuật chân không và năng lượng mặt trời“ – HN – Arm
.
7
Một số kết quả của VISEF
VISEF 2013:
44 tỉnh/thành phố
150 dự án; 308 học sinh
15 lĩnh vực.
Intel ISEF 2013: 2 trong 5 dự án tham gia đạt giải Tư
VISEF 2014:
55 tỉnh/thành phố
300 dự án; 644 học sinh
15 lĩnh vực;
06 dự án dự Intel ISEF 2014
8
Một số kết quả của VISEF
Dự thi cấp cơ sở: Hơn 5000 dự án
b) Dự thi cấp quốc gia: 385 DA; 677 HS; 61 Sở; 03 trường:
- Khu vực phía Bắc: 205 DA; 371 HS
+ Cấp THPT: 150 dự án, 271 học sinh
+ Cấp THCS: 55 dự án, 100 học sinh
+ Số lĩnh vực: 15 lĩnh vực.
- Khu vực phía Nam: 108 DA; 306 HS
+ Cấp THPT: 130 dự án, 225 học sinh
+ Cấp THCS: 50 dự án, 81 học sinh
+ Số lĩnh vực: 14 lĩnh vực.
9
a) Dự thi cấp cơ sở: ~ 10.000 dự án
b) Dự thi cấp quốc gia: 440 DA; ~800 HS; 63 Sở; 06 trường:
- Khu vực phía Bắc: 234 DA;
+ Cấp THPT: 173 dự án, 316 học sinh
+ Cấp THCS: 61 dự án, 111 học sinh
- Số lĩnh vực: 20 lĩnh vực.
- Khu vực phía Nam: 206 DA;
+ Cấp THPT: 106 dự án, 279 học sinh
+ Cấp THCS: 46 dự án, 79 học sinh
+ Số lĩnh vực: 18 lĩnh vực.

10
Một số kết quả của VISEF
Một số kết quả của VISEF
Intel ISEF 2016, Việt Nam đoạt 04 giải Ba trên tổng số 06 dự án dự thi trong đó có 02 dự án thuộc lĩnh vực Hoá học
11
Nhận thức của CBQL, GV, HS, gia đình HS về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKH của HS ở một số nơi còn hạn chế (30, 44, 54/8, …)
Còn biểu hiện có sự đầu tư quá mức của người lớn trong quá trình thực hiện các dự án dự thi của HS.
Chưa có cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động NCKH
Một số khó khăn, hạn chế
12
4. Năng lực hướng dẫn học sinh NCKH của một số GV còn hạn chế.
– Về việc xác định câu hỏi/vấn đề nghiên cứu: Một số dự án chưa phân tích tổng quan để đưa ra được những điểm hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để từ đó xác định thật "trúng" vấn đề.
– Về việc thiết kế và phương pháp nghiên cứu: Một số dự án chủ yếu tập trung vào việc trình bày "việc đã làm" và "kết quả đã đạt được"; cố gắng chứng minh kết quả nghiên cứu của đề tài là có "tính mới", "tính sáng tạo"... mà bỏ qua việc thiết kế kế hoạch và phương pháp nghiên cứu.
– Về việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu: Một số dự án cố chứng minh về cách làm thí nghiệm và "đích thân" tác giả thực hiện thông qua các ảnh chụp; giống như là "hướng dẫn thí nghiệm thực hành“.

Một số khó khăn, hạn chế
13
4. Năng lực hướng dẫn học sinh NCKH của một số GV còn hạn chế.
– Về trả lời phỏng vấn: Nhiều dự án cố gắng giải thích, chứng minh cho kết quả nghiên cứu của mình là tốt, là ưu việt, là khác với người khác
Chưa biết cách lí giải thông qua các minh chứng khoa học để thể hiện "Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án" của mình
Nếu có ý kiến phản biện, mặc dù đã "đuối lí" thì vẫn cố tìm cách "cãi" cứ chưa thể hiện sự "Hiểu biết về cơ sở khoa học và hạn chế của các kết quả và các kết luận.
Chưa làm rõ được "Mức độ độc lập" của mình (chứ không phải chỉ là "đích thân làm") trong thực hiện dự án. Đặc biệt, đối với các dự án tập thể, học sinh chưa thể hiện rõ sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.
Một số khó khăn, hạn chế
14
Các lĩnh vực khoa học VISEF 2017
15
Các lĩnh vực khoa học VISEF 2017
16
Các lĩnh vực khoa học VISEF 2017
17
Vấn đề Thầy (Cô) đang quan tâm là gì?
18
Dự án khoa học hay Dự án kỹ thuật?
Ở Đắk Lắk và nhiều nơi trong cả nước, tình trạng nước nhiễm sắt ngày càng phổ biến. Rất nhiều gia đình đang phải sử dụng nước nhiễm sắt cho sinh hoạt hàng ngày. Nước nhiễm sắt gây nhiều độc hại cho sức khỏe như đau mắt, viêm da, nặng hơn là ảnh hưởng tới thận, gan, tim mạch, …
HS & GV quyết định chọn đề tài là:
“Cải tạo và xử lý nguồn nước nhiễm sắt”
19
Bạn hy vọng sẽ nghiên cứu một gen mã hóa cho một protein là chất dẫn truyền thần kinh trong các tế bào não người và bạn biết trình tự các axit amine của protein này. Làm cách nào để xác định được các gen biểu hiện ở một loại tế bào não nhất định? 
Dự án khoa học hay Dự án kỹ thuật?
20
Hướng dẫn học sinh thực hiện
một đề tài khoa học/ kỹ thuật
Thầy (cô) hãy thảo luận và lấy một ví dụ thể hiện quy trình nghiên cứu khoa học thuộc một trong hai loại dự án và cho biết: nếu được giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, thầy (cô) sẽ tiến hành các công việc hướng dẫn học sinh như thế nào?
21
Các bước nghiên cứu
22
Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
Nghiên cứu tài liệu
Thiết kế nghiên cứu
Thu thập số liệu
Phân tích dữ liệu và kết luận
Viết bài nghiên cứu
GIAI ĐOẠN
VIẾT ĐỀ XUẤT
NGHIÊN CỨU
GIAI ĐOẠN
NGHIÊN CỨU
23
Dự án khoa học hay Dự án kỹ thuật?
24
Xây dựng ý tưởng (Đặt vấn đề) có lẽ là phần quan trọng nhất trong một nghiên cứu khoa học và thường được theo sau bởi một phát biểu dưới dạng mệnh đề “nếu, thì”.
Ý tưởng nghiên cứu có thể xuất phát từ:
– Tìm kiếm, đánh giá, nhận định các nghiên cứu liên quan (33,35, …)
– Các tranh luận khoa học
– Những vướng mắc, những lời phàn nàn, nhu cầu thực tế; Nhu cầu khoa học, kỹ thuật
– Bất chợt xuất hiện
– Nghĩ ngược lại với suy nghĩ thông thường
Xây dựng ý tưởng
25
Vấn đề nghiên cứu cần phải được đặt ra một cách rõ ràng để đảm bảo cho dự án được tiến hành có hiệu quả và mang lại kết quả mong muốn. Một bộ mục tiêu được miêu tả tốt là một sự dẫn dắt quý giá trong việc thiết kế và lên kế hoạch thí nghiệm.
Một vấn đề nghiên cứu được phát biểu rõ ràng biểu thị hàm ý của nó.
Vấn đề có thể được phân nhỏ thành những đơn vị nhỏ hơn, còn gọi các vấn đề phụ.
Các vấn đề phụ có thể được diễn đạt dưới hình thức giả thiết, sử dụng các khái niệm và nguyên lý đã biết.


Xây dựng ý tưởng
26
Vấn đề nghiên cứu được chuyển thành tên đề tài
Tên đề tài phải bao gồm:
– Mục tiêu nghiên cứu
– Phương tiện thực hiện mục tiêu (phương tiện nghiên cứu)
– Môi trường chứa đựng mục tiêu (phạm vi nghiên cứu)

Xây dựng ý tưởng
27
Sự yêu thích của người nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu cần có tính sáng tạo; tính mới về khoa học hoặc kỹ thuật (cách tiếp cận hoặc giải quyết mới); Có ý nghĩa cho cộng đồng
Một số yếu tố khác cần xem xét (tính khả thi):
Thời gian sẵn có – độ lớn của chủ đề có phù hợp với thời gian nghiên cứu hay không.
Các nguồn tài chính sẵn có.
Các trang thiết bị sẵn có.
Kiến thức chuyên môn sẵn có.
Xây dựng ý tưởng cần đảm bảo
 Tham khảo ý kiến thầy cô giáo phản biện, chuyên gia, cố vấn tại các viện nghiên cứu, trường đại học.
28
Nghiên cứu tổng quan
Thu thập thông tin
Tìm ra điều cần nghiên cứu là gì.
Ghi chép lại những nơi đã tìm ra thông tin.
Đặt câu hỏi “Tại sao”; “để làm gì” hay “Việc gì sẽ xảy ra nếu…”
Tìm kiếm những kết quả chưa được giải thích hoặc không được trông đợi.
Nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
29
Nghiên cứu tổng quan
Việc đọc các tài liệu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu làm phong phú thêm nền tảng nghiên cứu và mở rộng quan điểm nghiên cứu.
Việc tham khảo kỹ lưỡng các tài liệu:
Cung cấp thông tin về những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và loại bỏ việc phát minh lại những thứ đã có.
Phơi bày những lỗ hổng kiến thức đang tồn tại.
Cho phép phân tích vấn đề và nhận xét giá trị của nghiên cứu sắp thực hiện.
30
Nghiên cứu tổng quan
Cung cấp kiến thức nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu.
Những nghiên cứu có liên quan trước đây có thể đưa ra phương pháp nghiên cứu thích hợp .
Việc lựa chọn các tài liệu có thể được thực hiện dựa vào kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước.
31
Nghiên cứu tổng quan
Nguồn tài liệu ban đầu
– Những thông tin gốc và chưa được biên tập.
– Tập san
Trình bày các thông tin mới cập nhật và chi tiết về những nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành mà người thực hiện nghiên cứu yêu thích.
Dù ở dạng bản in hay bản điện tử, tập san vẫn được coi như là một nguồn tham khảo đáng tin cậy đối với các thông tin mới.
– Các nguồn khác: Phỏng vấn, liên lạc e-mail, thảo luận, tranh luận, họp cộng đồng, khảo sát, quan sát đối tượng (sống hoặc vô tri).
32
Nghiên cứu tổng quan
Nguồn tài liệu thứ hai
Các nguồn tài nguyên ban đầu đã được biên soạn lại, các phiên bản đã qua sử dụng.
Tài liệu tham khảo
Sách
CD-ROM
Bách khoa toàn thư
Tạp Chí
Báo
Băng Video, Cassette
TV
33
Thư viện
Website
Nguồn tài liệu
Nghiên cứu tổng quan
34
Những ý tưởng mới/phương pháp tiếp cận mới để thực hành.
Xác định những nghiên cứu và các nhà nghiên cứu có liên quan.
Đề nghị phương pháp nghiên cứu.
Xác định các nguồn thông tin khác.
Giúp tiến hành việc nghiên cứu và thực hành của chính bạn một cách phù hợp.
Đánh giá các nghiên cứu khác nhau bằng cách so sánh đối chiếu.
Kết quả nghiên cứu tổng quan
35
Thiết kế nghiên cứu
1. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu dự án khoa học
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu/thiết kế thí nghiệm.
- Yêu cầu phê duyệt dự án (điền các mẫu phiếu và xin chữ ký phê duyệt).
Viết báo cáo nghiên cứu tổng quan.
2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu dự án kỹ thuật
- Phát triển các tiêu chuẩn thiết kế.
- Thực hiện việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tổng quan.
- Chuẩn bị thiết kế sơ bộ hoặc thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

36
Cần xin ý kiến người hướng dẫn về bản kế hoạch nghiên cứu và lấy chữ ký phê duyệt.
Chỉnh sửa lại kế hoạch nghiên cứu nếu có ý kiến của người hướng dẫn.
Tham vấn người hướng dẫn và phê duyệt
37
Đặt tên cho công trình nghiên cứu
chọn tên mô tả được tác dụng của vấn đề đang NC.
tên cần tóm tắt được nội dung nghiên cứu.
Mệnh đề nêu mục đích của công trình nghiên cứu
Tác giả mong muốn khám phá ra điều gì?
Hãy viết một mệnh đề diễn tả điều mong muốn làm
Sử dụng các quan sát và câu hỏi của bạn để viết ra mệnh đề đó.
Giả thuyết nghiên cứu
xây dựng một danh sách các câu trả lời cho câu hỏi bạn đặt ra. đó có thể là một danh sách các mệnh đề mô tả vì sao hay bằng cách nào bạn cho rằng những điều bạn quan sát được sẽ hoạt động tốt.
giả thiết cần phải được phát biểu theo cách có thể được kiểm chứng.
Bản đề xuất NCKH
38
Rà soát Tài liệu
Sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau (tài liệu cấp một và cấp hai)
Có khả năng chọn lọc những thông tin liên quan để trả lời đúng mục tiêu.
Có khả năng điều chỉnh liên tục kết quả tìm kiếm dựa trên những thông tin kiếm được
Tập trung vào nội dung
Phương pháp nghiên cứu
Các nguồn trích dẫn
Thời gian biểu cho các hoạt động
Bản đề xuất NCKH
39
- Thu thập tài liệu và thiết bị thí nghiệm; xây dựng thời gian biểu trong phòng thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính.
- Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp.
- Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề.
Thực hiện nghiên cứu: Thu thập dữ liệu
40
Giai đoạn quan trọng trong toàn bộ công trình.
Các kết quả thí nghiệm đều không có giá trị gì nếu không thể suy luận ra được điều gì từ kết quả đó.
Phân tích dữ liệu
Dữ liệu định tính hay định lượng được xếp theo bảng
Trình bày dữ liệu định tính theo biểu đồ phát triển để thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả quan sát.
Trình bày dữ liệu định lượng dưới dạng đồ thị thanh hay đường thẳng để thể hiện rõ các khuynh hướng
Thực hiện NC: Phân tích dữ liệu – Kết luận
41
Dữ liệu được phân tích để đưa ra câu trả lời cho mục tiêu của quá trình nghiên cứu. Những suy luận có thể được đúc kết dưới dạng khái quát hóa.
Những mảng dữ liệu số có thể được tóm gọn bằng diễn giải toán học thông qua các phương thức thống kê…
Tiến hành các phép toán/ thống kê cần thiết để chuyển dữ liệu thô thu thập được trong quá trình thí nghiệm thành các con số cần để lập bảng, biểu đồ và rút ra kết luận.

Thực hiện NC: Phân tích dữ liệu – Kết luận
42
Tóm tắt kết quả
Tóm tắt những diễn tiến ở dạng bảng dữ liệu số hoặc biểu đồ.
Cũng có thể sử dụng câu viết về các diễn tiến trong quá trình thí nghiệm.
Kết luận/ Suy luận
Sử dụng các xu hướng trong dữ liệu nghiên cứu và các kết quả quan sát để trả lời câu hỏi ban đầu. Giả thiết mà bạn đặt ra có đúng không?
Kết nối các sự kiện và đánh giá những thí nghiệm mà mình đã thực hiện.
Việc giải thích dữ liệu có thể đưa đến kết luận mới
Thực hiện NC: Phân tích dữ liệu – Kết luận
43
Nếu giả thiết không đúng, thì câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu có thể là gì?
Tóm tắt các khó khăn và vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu (thí nghiệm)
Có cần thay đổi quy trình và tiến hành thí nghiệm lại?
Sẽ thực hiện cái gì khác đi ở lần sau?
Liệt kê những việc khác mà ngườời nghiên cứu học hỏi được.
Những vấn đề KHÁC có thể được nhắc đến trong kết luận
44
Viết báo cáo: Truyền đạt dữ liệu
Công trình Nghiên cứu Khoa học sẽ chưa hoàn chỉnh nếu không có bài báo cáo nghiên cứu.
Sản phẩm nghiên cứu cần phải được truyền đạt thông qua bài trình bày nói hay trình bày bằng poster.
Bản báo cáo nghiên cứu khi được xuất bản trên các tập san lưu hành rộng rãi sẽ đem đến sự tồn tại lâu dài cho các kết quả nghiên cứu.
45
NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN
MỘT CÔNG TRÌNH THÀNH CÔNG
Sổ ghi chép dữ liệu công trình
Bài nghiên cứu
Trang tiêu đề và mục lục
Phần mở đầu
Các tài liệu và phương pháp
Kết quả và thảo luận
Kết luận
Lời cảm ơn

46
Các phần trong bài nghiên cứu khoa học
Phần tóm tắt
Nêu sơ lược nhưng đầy đủ bản chất của công trình — Phần tóm tắt không vượt quá 250 từ.
Phải chú trọng những nghiên cứu của năm nay và hạn chế nhắc đến những nghiên cứu trước.
Phần tóm tắt không nên nhắc đến các chi tiết và thảo luận, mà các thông tin này nên được nêu trong bài nghiên cứu dài hơn (nếu được yêu cầu), hay trong bảng giới thiệu công trình.
Không bao gồm phần lời cảm ơn (như cảm ơn giáo viên hướng dẫn hay phòng thí nghiệm, …)
Trang tiêu đề và Mục lục: Giúp người đọc dễ theo dõi bố cục bài viết.
47
Các phần trong bài nghiên cứu khoa học
Phần giới thiệu
Mô tả hoàn cảnh cho bài báo cáo.
Bao gồm mục đích, giả thuyết, vấn đề hoặc mục tiêu khoa học, lời giải thích về động lực nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mong đợi.
4. Các tài liệu và phương pháp
Mô tả chi tiết những phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu, thực hiện các quan sát và thiết kế các dụng cụ thí nghiệm v.v. Bao gồm các hình chụp hoặc hình vẽ chi tiết các thiết bị tự thiết kế.
48
Các phần trong bài nghiên cứu khoa học
5. Kết quả: Bao gồm các dữ liệu và bài phân tích dữ liệu. Nên có số liệu thống kê, biểu đồ, các trang trình bày dữ liệu thô v.v.
6. Thảo luận:
Là phần cốt lõi của bài báo cáo. So sánh kết quả của bạn với các giá trị lý thuyết, các dữ liệu đã được công bố, những quan niệm thường gặp, và/hoặc các kết quả dự kiến.
Bao gồm việc thảo luận các lỗi có thể mắc phải. Những dữ liệu thu được từ nhiều lần quan sát các sự việc tương tự khác nhau như thế nào? Các kết quả của bạn bị ảnh hưởng bởi nhưng sự việc ngoài tầm kiểm soát ra sao? Nếu thực hiện lại công trình này, bạn sẽ làm điều gì khác? Cần thực hiện các thí nghiệm nào nữa?
49
Các phần trong bài nghiên cứu khoa học
Kết luận
Tóm tắt ngắn gọn các kết quả.
Phát biểu những phát hiện trong các mối quan hệ giữa một biến số với biến số khác.
Chứng minh những phát biểu trên bằng dữ liệu thực nghiệm
Phải cụ thể, không khái quát hóa.
Không bao giờ đề cập trong phần kết luận bất cứ điều gì chưa được bàn đến.
Đề cập những ứng dụng trong thực tế.
Lời cảm ơn: Luôn ghi nhận công lao của các cá nhân, các tổ chức, các viện nghiên cứu hay giáo dục đã hỗ trợ công trình.
Tài liệu tham khảo: Danh sách tài liệu tham khảo (sách, bài báo chuyên đề, trang web v.v…)
50
Tên đề tài “Nghiên cứu chiết xuất các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi côn trùng từ cây chổi xể (Baeckea frutescens L)”
Ví dụ: Phần tóm tắt
51
I. Lý do nào dẫn đến ý tưởng của đề tài?
Hiện nay hầu như mỗi gia đình ở thành phố đều trang bị trong nhà một vài bình thuốc diệt côn trùng như muỗi, gián, kiến. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây hại tới sức khỏe con người, môi trường nước, các động vật thuỷ sinh,... với một liều lượng nhất định trong thời gian ngắn. Vì vậy, những loại thuốc, có xuất xứ sinh học sẽ an toàn với con người và được ưa chuộng hơn các loại thuốc hóa học hiện nay.
Ví dụ: Phần tóm tắt
52
Việt Nam, Trung Quốc đã xuất khẩu số lượng lớn cây chổi xể (được sử dụng để đan hàng rào) đi nhiều nước trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha,... Các loại cây khác cũng có thể được sử dụng làm hàng rào rất tốt mà tại sao họ chỉ nhập khẩu số lượng rất lớn loài cây này?
câu trả lời rất đáng để quan tâm từ những người sử dụng đó là: "chúng có khả năng xua đuổi côn trùng”.
Ví dụ: Phần tóm tắt
53
II. Việc thực hiện đề tài này giúp trả lời những câu hỏi gì của đề tài?
Liệu cây chổi xể có thực sự hữu dụng trong việc xua đuổi các loại côn trùng thường gặp hay không?
Tác dụng của cây có ảnh hưởng chính đến các nhóm côn trùng nào?
Hợp chất nào trong cây có tác dụng như vậy?
Ví dụ: Phần tóm tắt
54
III. Nếu đề tài này được thực hiện, (theo ý kiến chủ quan) nó sẽ mang lại lợi ích gì cho xã hội?
Có thể giảm thiểu các loại côn trùng đi vào nhà, khu căn hộ và phòng làm việc, nâng cao đời sống của mọi người.
Có thể tạo ra một phương pháp xua đuổi côn trùng thân thiện với môi trường, dễ sử dụng.
Có thể giúp giảm thiểu lượng chất độc hại từ các loại hóa chất diệt côn trùng, sâu bọ thường dùng.
Ví dụ: Phần tóm tắt
55
IV. Để thực hiện đề tài này sẽ tiến hành những công việc gì?
Thu thập mẫu cây chổi xể.
Nghiên cứu đặc điểm sinh lí của loài cây chổi xể.
Thu thập mẫu côn trùng thuộc nhiều nhóm khác nhau.
khảo sát khả năng xua đuổi côn trùng của cây chổi xể.
Khảo sát khả năng xua đuổi côn trùng của cây chổi xể.
khảo sát khả năng xua đuổi côn trùng của cây chổi xể lên các nhóm côn trùng khác nhau.
Ví dụ: Phần tóm tắt
56
IV. Để thực hiện đề tài này sẽ tiến hành những công việc gì?
Tách chiết các hợp chất đã biết có tồn tại trong cây chổi xể
Khảo sát khả năng xua đuổi côn trùng của hỗn hợp các chất đã biết có trong cây chổi xể.
(Có thể) Đưa ra các giả định khác về nguồn gốc khả năng xua đuổi côn trùng của cây chổi xể.
Ví dụ: Phần tóm tắt
57
V. (Nhóm nghiên cứu) đã thực hiện đề tài này đến đâu và đã đạt được những kết quả gì?
Hiện đã thu thập được mẫu cây chổi sể, đồng thời đã hiểu rõ các yếu tố sinh lý liên quan đến loại cây này…
Hiện đã thu nhỏ phạm vi các nhóm côn trùng, tập trung thử nghiệm khả năng xua đuổi của cây chổi sể, bao gồm: Ruồi; Muỗi; Bướm; Rệp; Gián…
Ví dụ: Phần tóm tắt
58
V. Tiêu chí đánh giá dự án
V. Tiêu chí đánh giá dự án
V. Tiêu chí đánh giá dự án
V. Tiêu chí đánh giá dự án
THẢO LUẬN
63
nguon VI OLET