Badminton - Cầu Lông
University of Education HCMC
Trường Đại học Sư Phạm TpHCM
Integrated Resource Package
2008 - 2009

By: Pham Duc Minh B.Sc
Phần 1:
Một số thuật ngữ TDTT & Phương pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện TDTT
Lịch sử môn Cầu Lông
Dụng cụ - Sân Bãi - Trang phục thi đấu
Một số thuật ngữ chuyên môn
Phần 2:
Một số kỹ thuật cơ bản
Một số điều luật cơ bản
Một số hình ảnh về cầu lông
Một vài điều bạn chưa biết về cầu lông
Phần 3:
Một số phương pháp giảng dạy môn Cầu Lông

Một số thuật ngữ TDTT & Phương pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện TDTT

Phần 1: Lịch Sử Phát Triển Cầu Lông
Xuất hiện cách đây hơn 2000 năm ở thời Hy Lạp cổ đại
TK 18 ở Ấn Độ có 1 trò chơi tên Picna trông rất giống môn Cầu Lông hiện đại ngày nay.
1873 Sĩ quan Anh sau khi từ Ấn Độ trở về trong một buổi tiệc đã phổ biến trò chơi này.
Ngày 5 tháng 7 năm 1934 Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới được thành lập. ( IBF ) - Năm 2006 đổi thành BWF
Trên Thế Giới
1950 một số gia đình người Hoa ở khu vực chợ Bình Tây (chợ Lớn) đã chơi mộn này.
1960 xuất hiện ở một số thành phố lớn như Hà Nôi, Hải Phòng và Sài Gòn.
1990 Liên Đoàn Cầu Lông Việt Nam được thành lập.
(VBF - Vietnam Badminton Federation)
1992 Cầu Lông được thi đấu chính thức tại Olympic
1994 VN trở thành thành viên chính thức của BWF
Ở Việt Nam
Vợt cầu lông ngày nay được làm từ
nguyên liệu chính là hợp chất cacbon,
graphite, titanium.
Cấu tạo 3 phần : Mặt, Thân, Cán vợt
Dài không quá 68cm
Rộng không quá 23cm
Cán dài không quá 40cm
Nặng 95 tới 120gram
Dụng Cụ Thi Đấu
Vợt Cầu Lông
Cấu tạo 3 phần: Cánh, thân và
núm cầu
Có 16 cánh dài từ 62 - 70cm
Thân được nối lại bằng chỉ có bôi
keo. Đường kính từ 5,8 - 6,8cm
Núm làm bằng thân cây bần.
Đường kính từ 2,5 - 2,8cm và có
đáy tròn
Dụng Cụ Thi Đấu
Quả Cầu Lông
Sân cầu lông có chiều dài là 13m40 và chiều rộng là 6m10. Đường chéo sân là 14m723.
Đường biên sân rộng 4cm được sơn màu trắng.
Khoảng cách vạch giới hạn giao cầu ngắn dài 1m98 tính từ lưới
Khoảng cách đường biên giao cầu dài đánh đôi tới đường biên cuối sân là 72cm.
Khoảng cách đường biên dọc đánh đơn tới đường biên dọc
Sân Bãi Thi Đấu
Sân Cầu Lông
Cột lưới : cao 1m55 và được đặt ở giữa đường biên giữa sân. Ngày này cột lưới được làm bằng sắt rất chắc chắn và gọn đẹp.
Lưới : làm từ sợi dây ni - lông (dây gai) mềm màu đậm, đường kính mắt lưới từ 1,5 - 2cm. Đỉnh lưới được nạp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây cáp chạy xuyên qua nẹp.
Lưới cao 1m55 và ở giữa trùng 1m524. Và không có khoảng trống nào ở giữa hai bên hông lưới và cột lưới, tốt nhất là cột toàn bộ chiều dài lưới vào cột lưới.
Sân Bãi Thi Đấu
Lưới và Cột Lưới
Trang Phục Thi Đấu
Một số thuật ngữ cơ bản trong môn Cầu Lông
Love all, play: Tỉ số không đều, bắt đầu.
Service over: đổi giao cầu.
First game won by.: Trần đầu do. thắng.
Test the shuttle: Thử cầu
In: cầu tốt Out: cầu ngoài
Fault: lỗi
You touched the net: Bạn chạm lưới
You received out of turn: Nhận cầu sai vị trí
Are you ready? Bạn đã sẵn sàng chưa?

Phần 2: Một số kỹ thuật cơ bản trong môn cầu lông
Kỹ thuật cầm vợt thuận tay
Kỹ thuật giao cầu thấp gần trái tay
Kỹ thuật giao cầu cao xa thuận tay
Kỹ thuật đánh cầu cao xa thuận tay
Kỹ thuật di chuyển đơn bước
Kỹ thuật cầm vợt thuận tay
ĐẾM THEO NHỊP 1 - 8:
Nhịp 1: Tay trái cầm vợt sao cho cạnh nghiêng của vợt quay về trước
Nhịp 2: Tay phải đưa lên ngang vai hướng lòng bàn tay ra trước , sao cho ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ V ( 45o ) hướng lên trên .
Nhịp 3: Bàn tay phải để vào cán vợt sao cho cạnh dưới của bàn tay cầm vợt cách đáy cán vợt khoảng 1 cm .
Nhịp 4: Ngón cái giữ cán vợt bằng đốt ngoài của mặt bên của cán vợt
Nhịp 5 : Ngón trỏ giữ cán vợt bằng đốt ngoài, phía trên của ngón cái
Nhịp 6: Ba ngón còn lại áp hờ tự nhiên vào cán vợt ở dưới ngón cái.
Nhịp 7: Duỗi cổ tay cầm vợt , sao cho cạnh bên của mặt vợt , thân vợt , cán vợt và cánh tay cầm vợt tạo thành một đường thẳng .
Nhịp 8: Đưa về tư thế chuẩn bị .
Kỹ thuật giao cầu thấp gần trái tay
ĐẾM THEO NHỊP 1 - 8:
Nhịp 1: Chân cùng phía với tay cầm vợt bước lên trước một bước.
Nhịp 2: Chân trái mở ra và xoay góc khoảng 45o hướng lưới.
Nhịp 3: Tay trái cầm cánh cầu bằng ngón cái và ngón trỏ. Ba ngón còn lại để tự nhiên.
Nhịp 4: Cầm vợt để mặt vợt cách núm cầu khoảng 15 đến 20cm, ngón cái và ngón trỏ tỳ lên hai cạnh bên của cán vợt, sao cho khuỷu tay cầm vợt gấp góc ngang tầm ngực.
Nhịp 5: Dùng lực chủ yếu của ngón cái của bàn tay cầm vợt đẩy từ sau ra trước đồng thời với việc buông rơi cầu của tay trái.
Nhịp 6: Mặt vợt tiếp xúc với cầu và dừng đột ngột.
(Nhịp 5 và 6 đếm liền nhau)
Nhịp 7: Thu vợt về, đổi nhanh chân trái về trước, chân phải ra sau thành tư thế chuẩn bị trung bình.
Nhịp 8: Trở về tư thế ban đầu. Hai chân đừng chụm lại, tay cầm vợt, cầu.
Kỹ thuật giao cầu cao xa thuận tay
ĐẾM THEO NHỊP 1 - 8:
Nhịp 1: Chân ngược phía với tay cầm vợt bước lên trước một bước.
Nhịp 2: Chân trái mở ra và xoay góc khoảng 45o hướng lưới.
Nhịp 3: Tay trái cầm thân cầu bằng ngón cái và ngón trỏ.
Nhịp 4: Tay phải cầm vợt ngang sườn, gấp góc khuỷu tay tự nhiên.
Nhịp 5: Đưa vợt từ trước xuống dưới ra sau.
Nhịp 6: Đưa vợt từ dưới ra trước lên trên.
Nhịp 7: Tiếp xúc cầu với lực mạnh nhất
( Nhịp 6 và 7 đếm liền nhau )
Nhịp 8: Lùi chân ngược phí với tay cầm vợt trở về tư thế ban đầu.
Kỹ thuật đánh cầu cao xa thuận tay
ĐẾM THEO NHỊP 1 - 8:
Nhịp 1: Chân cùng phía với với tay cầm vợt bước lên trước một bước.
Nhịp 2: Vợt giơ cao trước mặt (TTCBC), tay còn lại co một cách tự nhiên.
Nhịp 3: Xoay hông, lật vai động thời đưa vợt ra sau .
Nhịp 4: Giơ tay còn lại lên cao tự nhiên, thân người đồng thời ưỡng căng hình cánh cung.
Nhịp 5: Xoay vai đồng thời đưa vợt lên trước chính diện.
Nhịp 6: Đánh vợt ở điểm cao trên đầu trước trán.
Nhịp 7: Buông xuôi vợt tự nhiên đồng thời bước chân phải lên trước một bước.
( Nhịp 6 và 7 đếm liền nhau )
Nhịp 8: Lùi chân phải trở về TTCB.
Kỹ thuật di chuyển đơn bước
ĐẾM THEO NHỊP 1 - 8
TTCB trung bình (Chân cùng phía tay cầm vợt là chân phải)
Nhịp 1 ( vị trí số 1 ): Bước chân phải chếch 45o hướng lưới, bụng khom, hai khớp gối gấp tự nhiên, trọng tâm dồn vào hai nửa bàn chân trên, lòng bàn tay cầm vợt mở ra hướng về trước thực hiện kỹ thuật đánh cầu phải thấp tay. Kết thúc động tác thu chân phải về tạo thành TTCB ở vị trí số 9 .
Nhịp 2 ( vị trí số 2 ): Bước chân phải lên chính diện tại vị trí này, người tập có thể thực hiện cách đánh phải hoặc trái thấp tay.
Nhịp 3 (vị trí số 3): Bước chân phải sang trái chếch 45o thực hiện kỹ thuật đánh trái thấp tay.
Nhịp 4 (vị trí số 4): Bước chân phải sang trái thực hiện kỹ thuật đánh trái thấp ngang hông .
Nhịp 5 (vị trí số 5): Bước chân phải qua trái, ra sau, tay cầm vợt đưa cao, khuỷu tay gấp góc tạo đà thực hiện kỹ thuật đánh trái cao tay.
Nhịp 6 (vị trí số 6): Rút chân trái ra sau chân phải, gấp góc khuỷu chân thực hiện kỹ thuật phòng thủ khi đối phương đánh ngang tầm ngực trái.
Nhịp 7 (vị trí số 7): Rút chân phải ra sau chân trái, gấp góc khuỷu chân thực hiện kỹ thuật phòng thủ khi đối phương đánh ngang tầm ngực phải.
Nhịp 8 (vị trí số 8): Bước chân phải sang phải thực hiện kỹ thuật đánh phải thấp ngang hông.
Vị trí di chuyển trên sân
Một số luật cơ bản môn Cầu Lông
Cầu lông là môn thể thao đối kháng trực tiếp qua lưới.
Đánh đơn bao gồm 2 đối thủ.
Đánh đôi bao gồm 4 đối thủ.
Trái giao cầu đầu tiên luôn thực hiện ở ô bên phải.
Ghi được điểm khi cầu nằm chết trên sân đối phương hay khi đối phương đánh hư cầu.
Trong đánh đôi điểm bên nào thì bên đối thủ khu vực đó thực hiện quả giao cầu.
Một trận 3 ván. 2 ván đầu đấu 21 điểm. Nếu 20 đều đánh đến 22. Nếu đều tiếp tục đánh đến đểm 29 ai lên trước là thắng. (Cách 2 điểm là thắng). Ván thứ 3 đấu 15 điểm.
Một số hình ảnh môn Cầu Lông
Một số điều bạn chưa biết về cầu lông
Theo liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) thì vận động
viên chuyên đôi người Trung Quốc Fu Haifeng là vận
động viên có cú đập cầu mạnh nhất thế giới. Tại cúp
Sudirman mới đây nhất thì anh đã thiết lập kỷ lục này,
người ta đo được tốc độ cầu của anh là 332km/giờ.
Cầu lông được xem là môn sử dụng vợt có tốc độ cao
nhất. Trong khi kỷ lục thế giới của Tennis là 246
km/giờ do vận động viên người Mỹ nắm giữ Andy
Roddick.
Một số động tác căng cơ sau buổi tập
Phần 3:
Phương Pháp Giảng Dạy Môn Cầu Lông
Mục đích chung và mục đích của SVCS
Tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật
Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động
Rèn luyện các phẩm chất, ý chí, đạo đức
Nắm vững lý luận và phương pháp giảng dạy
Có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
Trở thành VĐV, trọng tài, tổ chức giải CL
Rèn luyện khả năng nói trước đám đông

Các Giai Đoạn Giảng Dạy
Môn Cầu Lông
Giai đoạn ban đầu
Giai đoạn đi sâu
Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
Nhiệm Vụ và Yêu Cầu Giảng Dạy Môn Cầu Lông
Nhiệm vụ:
Hoàn thiện phẩm chất đạo đức.
Nắm vững kỹ thuật cơ bản của cầu lông.
Nắm vững các chiến thuật thi đấu.
A�p dụng các kỹ thuật một cách có hiệu quả trong thi đấu.
Tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật động tác.

Yêu Cầu:
Giảng dạy theo nguyên tắc đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết.
Giảng dạy theo một trình tự từ kỹ thuật này có liên quan đến kỹ thuật khác để việc tiếp thu có hiệu quả hơn.
Sửa chữa lỗi kỹ thuật.
Phương Pháp Giảng Dạy Môn Cầu Lông
Dùng Lời Nói
Dùng Phương Tiện Trực Quan
Dùng Bài Tập Định Mức
Dùng Trò Chơi Và Thi Đấu
Các bước giảng dạy một kỹ thuật
Cầu Lông
Nêu tên và mục đích động tác
Thị phạm động tác
Phân tích nguyên lý kỹ thuật động tác
Tập tay không
Tập với nhiều cầu
Tập với một cầu với người khá hơn
Tập với các bài tập phối hợp
For more information please contact:
Phạm Đức Minh B.Sc
PE lecturer at Broadcasting College 2
jeck_vbf@yahoo.co.nz
Cell-phone: 0988.960.184
Add: 43/ 22 Thành Thái Street, ward 14. Dist 10 Hochiminh City. Vietnam.
School`s Add: 75 Trần Nhân Tôn Street, ward 9. Dist 10 Hochiminh City. Vietnam.
Telephone: (+84)8.395266

nguon VI OLET