Nội dung tìm hiểu
I. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
*Khái niệm: Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ thân nhân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.
1, Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong quá trình sản suất, phân phối, lưu thông tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội.
1.1, Quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất, một tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một tài sản nhất định. Tài sản trong luật dân sự Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng gồm: tài sản, quyền về tài sản, nghĩa vụ về tài sản.
VD: Sau khi kết hôn thì chồng và vợ có mối quan hệ tài sản chung.
1.2, Quan hệ nhân thân
Là quan hệ giữa người với người không mang tính kinh tế không tính được thành tiền nó phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổ chức và không chuyển dịch được
VD: Quan hệ anh em, cô dì chú bác.

2, Phương pháp điều chỉnh
Là những biện pháp, cách thức mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân là do các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chỉ của nhà nước
Các phương pháp điều chỉnh:
+) Phương pháp bình đẳng
+) Phương pháp mệnh lệnh
+) Phương pháp chịu trách nhiệm dân sự
+) Phương pháp tự định đoạt
+) Phương pháp hóa giải
+) Kiện dân sự
II, Giao dịch dân sự
Khái niệm:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
2. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Ngoài ra trong một số trường hợp giao dịch dân sự phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về hình thức theo quy định của pháp luật .

3.Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 127 Bộ luật dân sự quy định: giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu
Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu :
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, mất năng lực dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Ví dụ:
Anh A bị nghiện được tòa án xác nhận là mất năng lực hành vi dân sự. Do thiếu tiền nên anh ta đã lấy trộm xe máy của gia đình để bán cho một tiệm cầm đồ. Do không biết anh A bị mất năng lực hành vi dân sự nên tiệm cầm đồ đã mua chiếc xe với giá 10 triệu.
Vậy theo mọi người giao dịch dân sự trên có phải là giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Vì sao?
4.Cách thức giải quyết các giao dịch vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được thì bị tịch thu theo quy định của pháp luật, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường .
Ví dụ:
Anh A bị nghiện được tòa án xác nhận là mất năng lực hành vi dân sự. Do thiếu tiền nên anh ta đã lấy trộm xe máy của gia đình để bán cho một tiệm cầm đồ. Do không biết anh A bị mất năng lực hành vi dân sự nên tiệm cầm đồ đã mua chiếc xe với giá 10 triệu.
Vậy theo mọi người giao dịch dân sự trên có phải là giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Vì sao?
Gia đình anh A có lấy lại được chiếc xe máy đã mất không và phải làm như thế nào?
Câu trả lời
Giao dịch dân sự trên là giao dịch dân sự vô hiệu. Vì anh A đã mất năng lực hành vi dân sự.
Gia đình anh A có thể lấy lại chiếc xe máy đã mất khi gia đình anh A đến cơ quan có thẩm quyền gần nhất báo cáo và đến tiệm cầm đồ lấy lại chiếc xe với điều kiện là hoàn trả số tiền của anh A đã bán.
Di Chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo di chúc
Theo điều 646:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Phân chia tài sản theo di chúc
Điều 684. Phân chia di sản theo di chúc:
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Phân chia theo pháp luật
Điều 685. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Thanh toán và phân chia di sản
Trước khi phân chia di sản thừa kế người nhà thừa kế phải thanh toán những khoản chi phí liên quan đến thừa kế.
Phân chia tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
Chương XXV: Thanh toán và phân chia tài sản
Phân chia tài sản theo di chúc
Phân chia tài sản theo pháp luật
Ví dụ: Ông A có 200 triệu, ông và bà B có chung 100 triệu, ông chết không để lại di chúc. Tiền mai táng cho đám ma là 40 triệu. Vậy số tài sản được chia như thế nào?
Đáp án
Trừ tiền mai táng tài sản của ông sẽ còn 160 triệu
Số tiền của ông giữa tài sản chung là 50 triệu
Tổng số tiền là 210 triệu chia đều cho vợ và 3 người con. Do đó mỗi người sẽ được 52,5 triệu
Nội Dung Quyền Sở hữu
Quyền chiếm hữu
1.Khái niệm:
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
3.Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.
4.Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản
1. Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
5.Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
6.Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
1.Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
7.Quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc
Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu chưa xác định được chủ sở hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu.
8.Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
9. Chiếm hữu liên tục
Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
10. Chiếm hữu công khai
Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Ví dụ: Vụ việc một phụ nữ ở Q. Tân Bình TP.HCM (chị Huỳnh Thị Ánh Hồng) thu mua ve chai, mua được chiếc thùng loa cũ nát tình cờ phát hiện bên trong hơn 5 triệu yen Nhật (tương đương hơn 1 tỉ đồng). Sau 1 năm trao trả số tiền cho công an để tìm chủ nhân của số tiền đó nhưng vẫn không xác định được thì chị được cơ quan công an trả lại số tiền này. Và số tiền này thuộc quyền sở hữu của chị Hồng
Quyền sử dụng
1.Khái niệm:
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
2.Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
3.Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu
1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức.
2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt
1. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
2. Điều kiện định đoạt
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
3. Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
4. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Người được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu.
5.Hạn chế quyền định đoạt
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
nguon VI OLET