THỜI GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
THỜI GIAN TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
THỜI GIAN TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
TS. BÙI QUANG XUÂN
HV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
ĐT 0913 183 168
Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
... Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
... Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian.
Truyện cổ tích “nói về quan hệ gia đình và xã hội, sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác, phản ánh giai đoạn con người phải đấu tranh để chống lại những hủ tục, thói hư tật xấu, đề cao ý chí, trí tuệ thông minh của người lao động”
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Thời gian thần thoại gắn chặt với sự vật. Thời gian có tính chất tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn như chính sự vĩnh viễn của thần linh.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian trong thần thoại là thời gian của sự sáng tạo.
Những câu chuyện thần thoại thường xoay quanh sự khởi đầu, phát sinh của vũ trụ, của nhân loại, của vạn vật.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian thần thoại cũng có tính khép kín (như trong truyện cổ tích), không có liên hệ trực tiếp với một thời gian lịch sử nào.
Nói cách khác, nó nằm ngoài lịch sử.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Ngoài những đặc điểm trên, thời gian thần thoại còn bộc lộ những dấu ấn riêng như tính chất “không có đầu và cuối”; đôi lúc, đôi chỗ thiếu logic và liên hệ nhân quả làm cho các việc như diễn ra trong giấc mơ và là thời gian vĩnh viễn, khép kín.
THỜI GIAN TRONG CA DAO
- Đặc trưng nổi bật của thời gian nghệ thuật ở ca dao là thời gian hiện tại. Nếu có thời gian quá khứ và thời gian tương lai thì nó cũng ở rất gần:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
THỜI GIAN TRONG CA DAO
Thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng được diễn đạt bằng các công thức thời gian mà ứng với nó là những tâm trạng “điển hình”.
Công thức “buổi chiều” và “ban đêm” được sử dụng nhiều hơn so với những thời gian khác (như sáng, trưa...).
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Do cấu trúc và dung lượng tác phẩm nên độ dài thời gian của truyện ngụ ngôn cũng được giản lược đến mức nhỏ nhất.
Thời gian nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn thường chỉ diễn ra trong phút chốc, trong một khoảnh khắc, trong một thời điểm nào đó của một ngày.
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Khác với thời gian trong ca dao hay trong truyện cổ tích, thời gian của ngụ ngôn thường có sự “mơ hồ” về ý niệm.
Điều này được ghi nhận bằng những trạng ngữ thời gian - không - xác - định như: một lần, lần khác...
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Nhịp độ thời gian trong truyện ngụ ngôn tương đối nhanh, ít sự ngắt quãng, ít điểm dừng.
Thời gian nhân vật (cũng như số lượng nhân vật) cũng có tính liên tục, nặng về sự kiện mà không đặc trưng cho thời gian tiểu sử.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Sự đa dạng hoá hình thức trần thuật
Sự đan quyện, soi chiếu thường xuyên giữa thời gian cá nhân, quá khứ, hiện tại, tương lai trong những khoảnh khắc đồng thời... cũng làm tăng thêm tính đa diện, đa chiều trong tiếp nhận và cảm thụ.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Yếu tố thời gian chủ quan trong thời gian trần thuật và thời gian nhân vật là một bước “mở đường đi vào thế giới nội tâm nhân vật”.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Trong văn học thiếu nhi, do đặc điểm tâm lí và tư duy của trẻ nhỏ nên các câu chuyện thường được xây dựng với kết cấu tương đối rõ ràng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Thời gian nghệ thuật trong bài thơ Mẹ ốm là một thành công của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa:
 
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
 
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
 
Lá trầu khô giữa cơi trầu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
 
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Khắp người đau buốt, nóng ran
 
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
 
Người cho trứng, người cho cam
 
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào
 
Sáng nay trời đổ mưa rào
 
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
 
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca 
Rồi con diễn kịch giữa nhà
 
Một mình con sắm cả ba vai chèo
 
Vì con, mẹ khổ đủ điều
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
 
Con mong mẹ khoẻ dần dần
 
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
 
Rồi ra đọc sách, cấy cày
 
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
 
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Hiện tại (“hôm nay”) tiếp nối quá khứ (“mọi hôm”) trong sự tương phản của thời gian nhân vật: Mẹ thích vui chơi - mẹ chẳng nói cười. Chuỗi sự kiện vận động đằng sau nó là những phác thảo ở thời hiện tại trong sự đồng hiện của những kí ức thời gian.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ ốm nên “lá trầu khô giữa cơi trầu”, trang sách không người đọc, cánh màn thì khép lỏng và ruộng vườn vắng dáng mẹ tần tảo hôm sớm.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Từ thực tại, bóng dáng của mẹ, của ngày hôm qua chợt hiện về, ắp đầy trong yêu thương và trân trọng. Quá khứ “lặn” vào cái của hôm nay trong hình ảnh thơ:
Nắng mưa từ những ngày xưa
 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Bài thơ còn là sự vận động của thời gian tâm trạng, của một thời gian trữ tình. Nhân vật đi từ trường thời gian lớn (quá khứ = mọi hôm, hiện tại = hôm nay) đến một phạm vi nhỏ hơn - điểm dừng của cảm xúc: Sáng nay.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm: Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch... Sự chồng nén nhiều hoạt động trong một quãng thời gian ngắn càng làm tăng nhịp độ kể, nhịp độ thời gian. Và từ đó, tình yêu chắp cánh.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm:
Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Song có lẽ, cái làm nên sức hấp dẫn của bài thơ không chỉ là sự đan chiếu giữa thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai mà là sự hoà quyện các bình diện thời gian ấy để làm nổi rõ thời gian cá nhân: Cuộc đời của mẹ - tảo tần “đi gió đi sương”, yêu thương con vô cùng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Tác giả cũng chọn cái mênh mông, bất tận của không gian và thời gian cho một phép định nghĩa trọn vẹn:
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Sao không về Vàng ơi? là một bài thơ hay rút từ tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
Đó là nỗi niềm tiếc nhớ, thương yêu, ngóng đợi và hi vọng của cậu bé khi mất đi người bạn thân thương của mình.
Thời gian nghệ thuật như “một sợi yêu thương giăng dài” nối kết những mạch nguồn xúc cảm trong thơ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
a. Nhịp độ thời gian trần thuật
 
Nói đến tốc độ hay nhịp độ thời gian là nói đến sự nhanh - chậm, lướt qua hay đứng lại... của những ngân hưởng cảm xúc trong độ dài thời gian. Trần Đăng Khoa chọn điểm mở đầu bằng một hành động - thời gian rất bình thường trong cuộc sống:
Tao đi học về nhà
 
Là mày chạy xồ ra
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Điểm dừng đọng lại ở thời gian trần thuật: Hôm nay. Vẫn những hành động của nhân vật tưởng rất đỗi thân quen đang ùa về nhưng không gấp gáp nữa mà như lẫn giữa mênh mang vắng - nhớ.
 
Sự điều chỉnh nhịp độ thời gian trần thuật là một điều đáng lưu ý trong bài thơ. Bởi sang đoạn thơ thứ ba, với hàng loạt câu hỏi tu từ, sự “giãn nở” của cảm xúc và thời gian đột nhiên bị dồn nén lại. Băn khoăn. Chờ đợi. Hi vọng. Và cả xót xa.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
b. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật
Cái hay trong thời gian trần thuật của Sao không về Vàng ơi? nằm ở những biến điệu về nhịp độ thời gian. Để phân tích tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian nhân vật, cần đánh giá đúng về thời gian nhân vật đồng thời xem xét kĩ lí luận về tương quan thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật để làm cơ sở soi chiếu vào tác phẩm.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Thời gian trần thuật trong bài thơ được tạo dựng dựa vào những nếm trải qua tâm hồn nhân vật và một phần “lịch sử” của sự gắn bó giữa nhân vật trữ tình “tao” với đối tượng: Chú chó Vàng. Khởi phát tưởng như là mô típ “thời gian lặp lại” nhưng thực sự đó là sự vận dụng kí ức để trần thuật của tác giả. Từ dòng chảy của sự hoài niệm, hồi tưởng, nhân vật xuất hiện với những yêu thương, những “sinh hoạt” rất đời thường, rất đáng yêu.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Và theo dòng thời gian trần thuật với sự biến đổi về nhịp độ kể, những sự kiện lần lượt xuất hiện, nối tiếp, vừa hối hả vừa có sự dồn nén. Cảm xúc nhân vật cũng chảy theo nguồn mạch đó. Trong bài thơ, thời gian trần thuật là thời gian trữ tình từ những đợi chờ, hi vọng xen lẫn những hồi ức đẹp đẽ của nhân vật với bạn quý. Sự đối lập giữa những giờ phút “tao đi học về nhà...” và “hôm nay” càng làm lộ rõ những xáo động trong lòng người.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
c. Các bình diện thời gian trong bài thơ
 
Bài thơ được mở đầu bằng sự kể về những lần “tao đi học về” được mày - cậu Vàng đón đợi và mừng rỡ. Song, đó chính là dòng hồi tưởng ngọt ngào. Nếu so với “cái hiện tại” được đánh dấu bởi trạng ngữ thời gian “hôm nay” thì đó là một phần quá khứ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Như vậy là tác giả đã khéo léo dùng phép đảo ngược thời gian, đem những kí ức lên trước để khi chạm đến cái “trống vắng” của hôm nay, dòng chảy của thời gian và nhịp điệu tâm hồn phút chốc bỗng ngưng đọng lại. Để rồi, đoạn thơ cuối, với những câu hỏi vang lên từ thực tại, người đọc lại nhận ra gương mặt của tương lai với niềm hi vọng, đợi chờ. Hình ảnh “cơm phần mày để cửa” cũng có thể xem là một kết thúc mở trong chuỗi dài mong nhớ.
nguon VI OLET