Bài 5 - 6: PRÔTÊIN, AXIT NUCLÊIC
I. Prôtêin
1.Cấu trúc của prôtêin:
quan sát hình 5.1 và đọc sgk em hãy nêu các bậc cấu trúc của prôtêin.?
Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin.
a) Cấu trúc bậc 1:
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôli peptit.
- Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.
b) Cấu trúc bậc 2:
- Chuỗi pôli peptit co xoắn lại(xoắn) hoặc gấp nếp().
c) cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.
- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi cấu trúc bậc 2 liên kết với nhau tạo cấu trúc bậc 4
2. Chức năng của prôtêin
Em hãy nêu các chức năng chính của prôtêin và cho ví dụ?
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan…).
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất (Hêmôglôbin).
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
- Thu nhận thông tin (các thụ thể).
- Xúc tác cho các phản ứng (enzim).
- Tham gia trao đổi chất (hoocmôn).
II. AXIT NUCLÊIC
1. Axit đêôxiribônuclêic: (ADN)
a. Cấu trúc của ADN:
Quan sát hình hãy trình bày cấu trúc phân tử ADN?
*. Thành phần cấu tạo:
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit.
- 1 nuclêôtit gồm + 1 phân tử đường 5C
+ 1 nhóm phôtphat( H3PO4)
+ 1 gốc bazơnitơ(A, T, G, X)
- Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.
- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết H giữa các bazơ của các nu theo NTBS
*. Nguyên tắc bổ sung:
( A=T, G=X ) Bazơ có kích thước lớn ( A, G) liên kết với bazơ có kích thước bé (T, X) → làm cho phân tử ADN khá bền vững và linh hoạt
b. Cấu trúc không gian
- 2 chuỗi polinu của ADN xoăn đều quanh trục tao nên xoắn kép đều và giống 1 cầu thang xoắn
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là đường và axit phôtpho
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3,4 A0
c. Chức năng của ADN:
Chức năng ADN thể hiện ở điểm nào?
- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN.
- Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
- Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
2. Axit Ribônuclêic:
a) Cấu trúc của ARN:
Hãy trình bày thành phần cấu tạo của ARN? So sánh với phân tử ADN?
*. Thành phần cấu tạo:
- Cấu tạo theo nguyên tắc da phân mà đơn phân là nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.
*. Cấu trúc:
- Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch.
- ARN thông tin(mARN) dạng mạch thẳng.
- ARN vận chuyển ( t ARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
- ARN ribôxôm (rARN) nhiều đoạn xoắn kép cục bộ.
- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm đê tổng hợp prôtêin.
- t ARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
b) Chức năng của ARN:
Trình bày chức năng của từng loại ARN?
So sánh ADN, ARN và PRÔTÊIN?
- Sự đa dạng cấu trúc Pr dẫn đến đa dạng sinh học đảm bảo cuộc sống con người. Cần có ý thức bảo vệ sinh vật, bảo vệ nguồn gen – đa dạng sinh học.
GIÁO DỤC
- Đa dạng AND là đa dạng (vốn gen) di truyền. Sự đặc thù cấu trúc ADN tạo mỗi loài có nét đặc trưng, phân biệt với loài khác tạo sự đa dạng giới SV. Con người làm giảm sự đa dạng bằng việt săn bắt quá mức các loài ĐV quý hiếm. Do đó ta cần bảo vệ các loài động, TV quý hiếm.
nguon VI OLET