Kính chào cô giáo và các bạn
Lớp CĐGDTH B K58
Chức năng và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
Hằng ngày cơ thể chúng ta cần hấp thu những chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời thai ra môi trường ngoài những sản phẩm thừa, những chất độc hại cho cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất.
Cơ thể thải ra các chất thừa chất độc hại đó được thực hiện như thế nào?
Những cơ quan nào tham gia thực hiện?
Bài tiết là gì?
Bài tiết là quá trình lọc các chất thải cặn bã các chất độc hại ra môi trường ngoài.
Ý nghĩa: giúp môi trường trong luôn ổn định,tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra bình thường.
Cấu tạo của hệ bài tiết.
 Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 
- 2 quả thận nằm 2 bên cột sống vùng thắt lưng, thận phải thấp hơn thận trái.
- 2 quả thận nối với 2 ống dẫn nước tiểu thông với bóng đái và ống đái.
- 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận và ống thận.
Quá trình tạo nước tiểu
Chức năng của hệ bài tiết
Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
Giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi chất diễn ra bình thường.
Duy trì ổn định pH, áp suất thẩm thấu, cân bằng nội môi( máu, bạch huyết…)
Thải các chất độc ( ure, uric), cặn bã bài tiết: tuyến mồ hôi, nước tiểu hoặc phân.
Tham gia điều hòa nhiệt độ qua việc bài tiết mồ hôi

Các cơ quan tham gia bài tiết
Phổi: bài tiết CO2
Thận: bài tiết nước tiểu
Da: bài tiết mồ hôi
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất vì thận giúp cơ thể bà tiết tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu.
Một số bệnh về hệ bài tiết
Viêm đường tiết niệu: là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiết niệu. Chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.
Một số bệnh về hệ bài tiết
Sỏi thận: sỏi thận hay nói đúng hơn là sỏi đường tiết niệu có thể gặp ở bất cứ nơi nào trên hệ thống đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Những hạt này thường là các chất lắng cặn kết tinh và tụ quanh một hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% các hạt sỏi chứa chất canxi. Sau khi hình thành, chúng đi vào niệu quản. Cũng khoảng 90% các viên sỏi có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây “ách tắc giao thông”. Nhưng nếu lớn, chúng có thể làm tắc cả niệu quản và gây ra cơn đau thận ở bên hông phía sau, đau lan toả hướng xuống háng theo đường tiểu. Cơn đau thận đôi khi có các triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn kèm theo.
Một số bệnh khác về hệ bài tiết
Viêm thận bể thận cấp
Áp xe quanh thận
Nhiễm trùng huyết
Suy thận cấp
Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn
Phù thận
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay

Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith`-ro-po`-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. 
Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.


Ngứa/phát ban ở da
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.
cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
đau chân/cạnh sườn
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.


Cách phòng tránh các bệnh về thận
- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
- Không uống nhiều rượu
- Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng...
- Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết
- Tập thể dục đều đặn
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi
- Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển
- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu...


- Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.
- Không ăn nhiều đạm động vật
- Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật
- Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên.
Kết luận sư phạm
Chúng ta cần cho trẻ cóc một chế độ ăn ngủ nghỉ hợp lí.
Tạo cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh nhằm bảo vệ trẻ trước những vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Hướng dẫn trẻ tập thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe.
Ăn uống đúng bữa, không ăn quá nhiều hoặc quá no trước khi đi ngủ. Khi ăn không cười đùa hay nói chuyện.
Để trẻ có một tâm thế thoải mái trước khi đi ngủ.
Giảm áp lực cho trẻ bằng cách: ra bài tập vừa với lứa tuổi của trẻ, vừa học vừa chơi để giảm căng thẳng cho trẻ.
Ăn uống phải khoa học, ăn đủ chất.

nguon VI OLET