BÀI :LÝ THUYẾT
Nguyên Tắc Vừa Sức


Mục Tiêu



1. Kiến thức cơ bản:
 - Lý thuyết : Nguyên tắc vừa sức

2. Kỹ năng, kỹ xảo :
- Biết áp dụng vào đời sống  

3. Thái độ nhận thức :

- Lớp trật tự đúng trang phục, nắm được nội dung tiết học.
 - Nghiêm túc, tích cực, thực hiện theo yêu cầu của GV, đồng phục.


II . Phương pháp
    
- Thực hiện tại nhà
- Lớp trật tự đúng trang phục, nắm được nội dung tiết học.


III. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP :


- Học tại nhà
I. Mở đầu:
II. Cơ bản:
1. Nguyên tắc vừa sức.

A . Khái niệm:
- Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, sức khỏe, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học.
B.Nội dung

- Theo nguyên tắc việc lựa chọn và thực hiện các bài tập để học kĩ thuật động tác, phát triễn các tố chất thể lực, cần phải phù hợp với sức khỏe, giới tính, trình độ vận động và thể lực của người tập.
- Vừa sức không có nghĩa là không có khó khăn, cần phải nổ lực rất lớn về thể chất và tinh thần.
- Những bài tập quá dễ, thực hiện với số lần lặp lại nhỏ hoặc thời gian ngắn sẽ không mang lại hiệu quả tập luyện.
- Ngược lại những bài tập quá khó, lượng vận động quá mức chịu đựng của người tập cũng không mạng lại hiệu quả tập luyện, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tập.
- Nên lựa chọn các bài tập, phương pháp tập luyện vừa với sức khỏe của học sinh, phù hợp với trình độ vận động, đặc điểm giới tính,… Bởi vì tuy cùng lứa tuổi như nhau nhưng sự phát triễn chiều cao, trọng lượng cơ thể, các tố chất thể lực, về tâm lý của các em không giống nhau. Đặc biệt có sự chênh lệch rất rõ giữa các em nữ và các em nam sau thời kì dậy thì.
- Sỡ dĩ có sự khác biệt như vậy là do mỗi một con người khi sinh ra, lớn lên đều chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sống và hoạt động, nhất là hoạt động vận động không giống nhau.
C. Yêu cầu

- Khi tiến hành tập luyện TDTT các em cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ phù hợp của lượng vận động tập luyện và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và thể lực.
- Ta có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cơ bản sau để theo dõi, kiểm tra như: Mạch đập, lượng mồ hôi, màu da, cảm giác tâm lý, bữa ăn, giấc ngũ của mình để đánh giá mức dộ phù họp của lượng vận động tập luyện đối với sức khỏe và thể lực của mình.
+ Mạch đập: Nên đo mạch đập trước và sau khi luyện tập, đặc biệt là các bài tập chạy bền. Nếu sau khi kết thúc bài tập sức bền hoặc kết thúc buổi tập 10 – 15 phút mà mạch đập vẫn còn cao hơn bình thường 10 – 15 lần /phút thì LVĐ của buổi tập đó quá sức so với trình độ thể lực và sức khỏe.

+ Lượng mồ hôi: Mồ hôi ra nhiều trong điều kiện mùa hè nóng và ẩm là bình thường song sau tập luyện một thời gian 1- 2 giờ mà lượng mồ hôi vẫn ra nhiều, thậm chí ban đêm vẫn còn ra mồ hôi, đặc biệt ở thắt lưng đó là dấu hiệu LVĐ quá mức chịu đựng.
+ Màu da: Nếu thấy sau tập luyện da đỏ nhiều là biểu hiện đã mệt mỏi do LVĐ cao. Nhưng nếu thấy da tái thì đó là biểu hiện mệt mỏi quá mức do LVĐ quá sức chịu đựng.

+ Cảm giác chủ quan: Rất mệt, không chịu đưng được, cảm thấy đau, rát ở cơ, khớp, cảm giác chóng mặt, buồn nôn,…là những tín hiệu của LVĐ quá sức chịu đựng.
+ Ăn uống: Mệt nhưng sau khi nghĩ ngơi vẫn ăn ngon miệng thì dó là dấu hiệu của LVĐ phù hợp, ăn không ngon, không ăn hết mức ăn hàng ngày là LVĐ đến giới hạn chịu đựng. Nếu thấy chán ăn, không muốn ăn trong nhiều bữa, thì đó là biểu hiện của LVĐ quá sức chịu đựng.

+ Giấc ngũ: Mệt nhưng vẫn ngũ ngon, đó là LVĐ phù hợp. nếu ngũ bị mê sảng, có cảm giác “ bị đè nặng ở ngực” thì đó là LVĐ đến giới hạn chịu đựng. Nếu bị khó ngũ, mất ngũ lien tục, thì chính là dấu hiệu LVĐ quá sức chịu đựng của bản thân.
* Chú ý:

Trong quá trình luyện tập TDTT cần tự quan sát, theo dõi những biểu hiện và cảm giác chủ quan của mình theo các dấu hiệu cơ bản trên.

- Nếu thấy có những biểu hiện đến giới hạn chịu đựng thì giảm nhẹ yêu cầu tập luyện hoặc thay đổi hình thức tập luyện khác để điều chỉnh.
- Trong trường hợp thấy có những dấu hiệu vượt quá giới hạn chịu đựng thì lập tức phải tạm ngừng tập luyện, nghĩ ngơi, hồi phục đầy đũ trong một vài ngày để theo dõi. Nếu thấy có biểu hiện tốt thì có thể tập luyện nhẹ, đồng thời quan sát theo dõi sức khỏe, thể lực của mình một cách chặt chẽ và cẩn thận trong một vài tuần.


- Khi thấy cơ thể trở về trang thái bình thường thì có thể từ từ nâng cao LVĐ trong buổi tập tiếp theo.
-
Trong trường hợp thấy có biểu hiện mệt mỏi kéo dài thì cần phải đến các cơ sở y tế để bác sĩ tham khám và chỉ cho các chỉ dẫn chuyên môn cần thiết.

III. KẾT THÚC
- Giao bài về nhà


- Tiết sao học bài thể dục nhịp điệu (nữ) và bài thể dục liên hoàn (nam)
nguon VI OLET