Bài soạn của tổ 1
9a6
Trình bày nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống quê em?
+kéo co
+áo bà ba
+tranh đông hồ
Kéo co
Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nghi lễ và trò chơi này thường được thực hành ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội. Đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt và là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
Kéo co
Nguồn gốc :
Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cậpcổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên.Theo các tài liệu ghi lại, kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống.Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác. Hiện nay, nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

Kéo co
Ý Nghĩa:
Trò chơi kéo co được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống, môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những người tham dự và người xem. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội.


Áo bà ba


Áo bà ba (miền Bắc gọi Áo cánh) là một loại trang phục phổ biến ở các miền quê Việt Nam đặc biệt là Miền Nam. Đây là một loại áo ngắn, dài tay, cổ giữa, cài bằng một hàng khuy từ cổ thẳng xuống bụng.
Áo bà ba
Nguồn gốc :
Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Nhà Hậu Lê, ảnh hưởng từ trang phục người Chăm.Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người. ViệtTheo nhà văn Sơn Nam, “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích,vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba.Kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam, trải qua mấy trăm năm, chiếc áo bà ba đã trở thành biểu tượng, tâm hồn của quê hương Nam bộ.

Áo bà ba
Ý nghĩa:
Áo bà ba vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ. hình ảnh người con gái trong chiếc áo bà ba, nghiêng nghiêng vành nón lá, kết hợp với chiếc quần đen vừa chấm gót như làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ.Trong những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba như diễn tả một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ. đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam Bộ nói riêng.
Tranh đông hồ
tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Tranh đông hồ
Nguồn gốc:
Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 25 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
Tranh đông hồ
ý nghĩa:
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. dùng màu sắc trong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình…

Hết
Cảm ơn cô và các bạn đã xem
nguon VI OLET