Phong kiến hoÁ TÂY ÂU
BÀI TUYẾT TRÌNH TỔ 1
I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TÂY ÂU
II. XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
1/ Lãnh Địa Phong Kiến
2/ Nông Nô Hóa Giai Cấp Nông Dân
3/ Trang Viên Hóa Nền Kinh Tế
4/ Bộ Máy Nhà Nước
III. KẾT LUẬN

A. PHẦN KHÁI QUÁT
B. PHẦN CHI TiẾT
I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TÂY ÂU
Thế kỷ thứ III, các bộ lạc Giécmanh đã liên kết thành nhiều liên minh bộ lạc như Ốxtơrôgốt, Vidigốt, Văngdan, Frăng, Ănglô, Xắcxông, Alamăng, Lôngba, ….và thường tập kích vùng biên cương của đế quốc Rôma.
Không ngăn chặn nổi sự xâm nhập ấy, các hoàng đế Rôma buộc phải cho một số liên minh bộ lạc Giécmanh bắt đầu di cư ồ ạt vào phần lãnh thổ phía tây của đế quốc Rôma, và từ đó thành lập nhiều vương quốc.
BẢN ĐỒ SỰ XÂM NHẬP CỦA NGƯỜI GIÉC-MAN
Ăng-glô Xắc-xông
Tây Gốt
Đông Gốt
Phơ-răng


Chú thích
Người Hung-Nô ở thảo nguyên châu Á
Sự di cư ồ ạt của người Giéc-man
. Trong đó tiêu biểu là:
Vương quốc Vidigốt.
Vương quốc Xuyevơ
Vương quốc Văngdan
Vương quốc Buốcgôngđơ
Vương quốc Ănglôxắcxông
Vương quốc Ốxtơrôgốt
Vương quốc Lôngba
Vương quốc Frăng

Như vậy, trước và sau khi đế quốc Tây Rôma diệt vong, trên đất đai cũ của đế quốc đã thành lập nhiều vương quốc của người Giécmanh, nhưng phần lớn các quốc gia ấy chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. chỉ có vương quốc Frăng không những tồn tại lâu dài mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ lịch sử Tây Âu thời kỳ trung đại
II. XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU

Trước khi chinh phục xứ Gôlơ, người Frăng đang ở trong giai đoạn công xã thị tộc, nhưng sau khi chinh phục vùng này, chế độ thị tộc không còn cơ sở để tồn tại nữa, nhà nước người Frăng ra đời. Từ đó, người Frăng làm cho những tàn dư của chế độ chiếm hữu nô lệ ở xứ Gôlơ tiêu vong một cách nhanh chóng, đồng thời họ bắt đầu bước vào quá trình phong kiến hóa mà chủ yếu biểu hiện ở ba mặt sau:
- Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội
- Nông nô hóa giai cấp nông dân
- Trang viên hóa nền kinh tế
 
;
Lãnh Địa Phong Kiến
 Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản thời phong kiến phân quyền ở Châu Âu.
Là khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần xung quanh.
Trong quá trình chinh phục xứ Gôlơ, người Frăng đã chiếm được rất nhiều ruộng đất.Trên cơ sở ấy, vua Frăng giao một phần đất đai cho các thành viên của công xã thị tộc cũ để lập thành những công xã nông thôn, một phần đem ban cấp cho các tướng lĩnh thân cận và biếu tặng các cơ sở của giáo hội Kitô giáo.
- Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội
- Nông nô hóa giai cấp nông dân
- Trang viên hóa nền kinh tế
 
;
Lãnh Địa Phong Kiến
 Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản thời phong kiến phân quyền ở Châu Âu.
Là khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần xung quanh.
Trong quá trình chinh phục xứ Gôlơ, người Frăng đã chiếm được rất nhiều ruộng đất.Trên cơ sở ấy, vua Frăng giao một phần đất đai cho các thành viên của công xã thị tộc cũ để lập thành những công xã nông thôn, một phần đem ban cấp cho các tướng lĩnh thân cận và biếu tặng các cơ sở của giáo hội Kitô giáo.
Việc ban cấp này không kèmtheo một điều kiện nào cả. Bản thân nhà vua cũng giữ lại cho mình những lãnh địa rộng lớn. Giáo hội còn dùng những lời dụ dỗ, đe dọa để buộc nông dân phải đóng góp, cống hiến tài sản và bỏ sức lao động cày cấy, khai hoang ruộng đất cho
giáo hội. Mặt khác, giáo hội cũng tìm cách liên kết các tăng lữ và tín đồ ở các vương quốc thành một tổ chức thống nhất hùng mạnh và chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa- tư tưởng trong xã hội phong kiến Châu Âu.

Tất cả những người đó gồm: quan lại, tướng lĩnh, quý tộc Rôma cũ, giáo chủ,....lập thành giai cấp địa chủ mới. Ngoài ra, một số quý tộc cũ vẫn giữ lại lãnh địa cho mình.
 Công xã nông thôn của người Frăng, Máccơ đã được thành lập nhưng tồn tại không được lâu dài. Trong các công xã nông thôn ruộng đất tuy thuộc quyền sở hữu tập thể của toàn công xã nhưng ruộng đất cày cấy chỉ chia một lần, nông dân có thể sử dụng phần đất của mình hết đời này sang đời khác.
Đến cuối thế kỷ VI, công xã nông thôn dần tan rã, phần ruộng đất mà nông dân cày cấy đã trỡ thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của họ nghĩa là đất tự do. Đến thế kỷ thứ VIII, trong chính sách ban cấp ruộng đất có một sự thay đổi quan trọng. Sự thay đổi ấy gắn liền với việc tổ chức lại lực lượng quân đội.
Trước đây, nguồn binh lính quan trọng nhất của vương quốc là nông dân tự do. Nhưng phần lớn nhân dân đều bị phá sản và biến thành nông dân lệ thuộc của giai cấp địa chủ, vì vậy nhà nước không thể bắt họ làm nghĩa vụ binh dịch được nữa.
Để bảo vệ quốc gia, thừa tướng của Frăng là sáclơ mácten đã tiến hành cuộc cải cách quân sự, lấy kỵ binh là lực lượng nòng cốt của quân đội. Để khuyến khích và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho các kỵ sỹ nhà vua đã ban cấp ruộng đất cho họ.
Chính sách của sáclơmácten là chính sách ban cấp có điều kiện và ruộng đất được ban cấp gọi là bênêphixơ nghĩa là vật ban cấp, ta có thể dịch là thái ấp. Đến sáclơ manhơ đất đai để phân phong một cách hào phóng cho những người thân tín.
Đến nữa thế kỷ thứ IX tuy bồi thần vẫn phải làm nghĩa vụ quân sự, nhưng ruộng đất phong biến thành những lãnh địa có thể truyền cho con cháu, chỉ không được mua bán chuyển nhượng mà thôi,gọi là phiép hoặc là phêốp.
Mỗi khu đất là lãnh địa riêng của từng lãnh chúa phong kiến. Đó là những lãnh địa rộng lớn, trong đó có đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Khu đất riêng của lãnh chúa có hệ thống nhà cửa, nhà thờ, dinh thự, kho tàng,Còn đất khẩu phần thì giao cho nông nô canh các. Mỗi lãnh địa là một quốc gia độc lập, có hệ thống chính trị riêng, có kinh tế độc lập.
Về kinh tế:
Lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và khép kín. Tấc cả mọi vật phẩm cần dùng cho lãnh chúa và nông nô đều được sản xuất trong lãnh địa. Đó là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buôn bán phát triển vì mỗi vương quốc có hệ thống thuế khóa và kinh tế độc lập .
Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, lãnh địa còn sản xuất thủ công nghiệp như mộc, rèn, tiện, nguội,…., thợ thủ công được cấp ruộng để tự sản xuất lương thực. Chỉ có những vật phẩm lãnh địa không tự sản xuất dược như: vải, lụa, hương liệu, vũ khí,…,phải mua của lái buôn đem từ phương Đông đến.

Lãnh địa được ra đời dưới hình thức trang viên một cách phổ biến, là đơn vị kinh tế độc lập, nền kinh tế hành hóa hầu như chưa có gì đáng kể cho đến khi thành thị ra đời.
Về chính trị:
Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính độc lập. những người chủ lãnh địa được gọi chung là lãnh chúa, là quý tộc, trong đó lãnh chúa lớn được gọi là công tước, hầu tước (nghĩa là thủ lĩnh quân sự), bá tước ( là thân binh của nhà vua), rồi đến tử tước và nam tước.

Lúc đầu, nhà vua cai trị toàn bộ vương quốc, nhưng dần dần các lãnh địa lớn mạnh nên nhà vua bị mất thực quyền, nhà vua chỉ là lãnh chúa lớn nhất. Các lãnh chúa nắm quyền cai trị độc lập, với bộ máy hành chính, tài chính và quân sự riêng. Một số lãnh chúa còn được nhà vua ban cho quyền “Miễn trừ” thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị địa phương thay cho nhà vua.
Như vậy, mỗi lãnh địa là một tiểu vương quốc có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân, đong, đo lường riêng. Mỗi lãnh địa là một pháo đài độc lập. điều này tạo ra tính chất tự cấp, tự túc, khép kín của các lãnh địa.
Quan hệ lãnh chúa là quan hệ phong quân-bồi thần. Lãnh chúa nhỏ phục tùng lãnh chúa lớn nhưng phải là ngưới trực tiếp phong cấp ruộng đất cho mình chứ không tuân lệnh những người khác cho dù có chức hiệu cao hơn. Dưới chế độ phong kiến phân quyền như vậy, quyền lực nhà vua rất yếu ớt.
Tầng lớp thấp nhất nhưng đông đảo nhất trong giai cấp phong kiến là kỵ sỹ. Chính sách phân phong ruộng đất từ sáclơ mácten cho đến Sáclơ Manhơ đã dẩn đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông đảo, là cơ sở của chính quyền nhà vua để bên trong thì đàn áp các thế lực chống đối, bên ngoài thì bành trướng gây chiến tranh. Do đó tình trạng chia cắt đất nước đã diển ra một cách phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong nhiều thế kỷ.


Quá Trình Nông Nô Hóa Nông Dân.
Khi mới chinh phục xứ Gôlơ, tầng lớp cư dân đông đảo nhất là những người Frăng tự do.  
Là những thành viên công xã Máccơ, họ được chia một phần đất cày cấy và được truyền từ đời này sang đời khác. Bên cạnh đất canh tác, nông dân còn có mảnh vườn xung quanh nhà mà chỉ với mảnh đất này nông dân mới có quyền sở hữu.

Đến đầu thế kỷ VII công xã Máccơ tan rã,phần lớn thành viên công xã biến thành những người nông dân tự do có mảnh ruộng riêng của mình.
Bấy giờ còn có những người lao động nông nghiệp làm việc trong các trang viên của các địa chủ người Frăng cũng như các địa chủ Rôma củ, họ gồm :
Lệ nông ( chiếm đông đảo nhất )
Nông dân nữa tự do
Nô lệ : làm việc trong trang viên được chia làm hai loại:
Loại thứ nhất gồm : đầy tớ hầu hạ cho lãnh chúa và những người làm các nghề thủ công như thợ làm bánh mì , thợ kim hoàn…
Loại thứ hai gồm : những nô lệ được cấp ruộng đất phải nộp địa tô cho địa chủ và không được rời ruộng đất. Tuy vậy sau khi nộp địa tô, sản phẩm còn lại thuộc quyền sử dụng của họ, trên danh nghĩa họ là nô lệ nhưng thực chất họ đã biến thành nông nô.
Nông dân nữa tự do là người có địa vị cao hơn nô lệ nhưng lại thấp hơn lệ nông, họ được giao cho một mảnh đất để canh tác và được truyền từ đời này sang đời khác. Với sự phát triển của phương thức bóc lột phong kiến. Sự khác biệt giữa 3 lược lượng lao động nông nghiệp ấy ngày càng ít. Họ dần biến thành 1 tầng lớp có thân phận giống nhau đó là tầng lớp nông nô.

Còn nông dân tự do vào đầu thế kỷ VII là tầng lớp đông đảo nhất trong giai cấp nông dân nhưng do thiên tai mất mùa gia súc chết không canh tác được thuế khóa nặng nề họ phải đi làm nghĩa vụ binh dịch một số bị phá sản nên không còn tư liệu sản xuất, họ phải lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa để làm ăn do đó biến thành nông dân lệ thuộc
Những nông dân chưa mất ruộng đất vì sự hạch sách o ép của quan lai và lãnh chúa nên phải đem ruộng đất của mình hiến cho địa chủ thế tục và giáo hội để nhờ che chở rồi xin nhận lại mảnh ruộng ấy để cày cấy. Họ đã biến thành một loại nông dân lệ thuộc tương tự như lệ nông hoặc nông dân nửa tự do và đến đời con cháu họ thì hoàn toàn biến thành nông nô.
Về kinh tế:
Họ được chủ giao cho một mảnh đất để cày cấy và phần diện tích đất thay đổi tùy theo từng nơi và từng thời kỳ nhưng thường là từ 10-15 ha. Phương thức canh tác luân canh 2 mảnh 1 năm chỉ cày cấy 1/2 hoặc 2/3 ruộng. Họ phải nộp địa tô cho lãnh chúa.
Trong thời kỳ hình thành chế độ phong kiến, hình thức địa tô phổ biến nhất là tô lao dịch. Mỗi tuần lễ 1 hộ nông nô phải cử 1 người khỏe mạnh đem theo công cụ và súc vật kéo đến làm việc trên ruộng đất của lãnh chúa 3- 4 ngày.

Vào những dịp mùa màng bận rộn, mỗi gia đình nông nô, ngoài bà chủ và các cô gái đã đến tuổi lấy chồng ra, tất cả những người có thể lao động được đều phải đến làm việc trên ruộng đất của chủ.
Từ thời kỳ giữa của chế độ phong kiến, lãnh chúa chuyển sang bóc lột nông nô theo hình thức địa tô hiện vật.
Ruộng đất được giao tất cả cho nông nô. Nông nô cày cấy và khi thu hoạch thì nộp một nữa sản phẩm cho lãnh chúa. Vào cuối chế độ phong kiến, khi kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển, lãnh chúa sử dụng hình thức địa tô tiền. Nông nô, sau khi thu hoạch thì tự đem bán sản phẩm và đem tiền nộp cho lãnh chúa

Ngoài việc nộp địa tô là hình thức bóc lột chính của lãnh chúa, nông nô còn phải làm các việc khác cho lãnh chúa như vận chuyển, chữa nhà, chữa hàng rào, làm đường, bắc cầu…Bên cạnh những nghĩa vụ lao dịch đó, vào những ngày lễ tết, nông nô còn phải nộp cho chủ 1 số sản phẩm như gia cầm, trứng gà, rượu…Có khi còn phải nộp một ít tiền.
nguon VI OLET