Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huệ (88)
Dương Thị Vân Hương
Nhóm thực hiện
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC (2 TIẾT)
1. Nhận thức là gì?
2. Thực tiễn là gì?
3. Vai trò của thực tiễn với nhận thức?
Nội dung của bài
1. Thế nào là nhận thức ?
Quan điểm các trường phái TH về nhận thức
a. Quan niệm về nhận thức
b. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
Nhận thức cảm tính
Học sinh quan sát hai hình ảnh trên.
?
Nhóm 1: quan sát quả táo, nó có đặc điểm gì về hình thức bên ngoài?

Nhờ đâu ta biết được đặc điểm đó?
- Quả táo màu xanh
- Hình tròn
- Mùi thơm
- Ăn có vị ngọt…
Nhóm 2:quan sát quyển sách, nó có đặc điểm gì về hình thức bên ngoài?
Nhờ đâu ta biết được đặc điểm đó?
Quyển sách dày
Bìa cứng
- Thấy được tiêu đề sách…

Thông qua các giác quan
Thông qua các giác quan
LỚP THẢO LUẬN
Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
Thế nào là nhận thức cảm tính?
Ưu điểm: Phản ánh trung thực, d? tin cậy cao.
Nhược điểm: Kết quả chưa sâu sắc, chưa toàn diện.
Ưu và nhược điểm của nhận thức
Nhận thức lý tính
Em hãy cho biết thuộc tính của quả táo và cuốn sách trên?
Quả táo
Có thành phần dinh dưỡng: vi chất, sinh tố và axit hoa quả
Ăn táo có lợi cho sức khoẻ
Quyển sách
Nội dung tri thức trong cuốn sách
Cung cấp thêm tri thức cho con người.
Nhận thức lý tính là gì?
Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo của nhận thức, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như:phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát...để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
Nhận thức lý tính phản ánh sự vật một cách gián tiếp, nhưng sâu sắc hơn, đúng đắn và toàn diện hơn.
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
KẾT LUẬN
2.Thực tiễn là gì?
Em hiểu gì về câu ca dao, tục ngữ dưới đây?
Nuôi lợn ăn cơm nằm
Nuôi tằm ăn cơm đứng
Câu ca dao, tục ngữ trên đúc kết những kinh nghiệm lao động sản xuất của ông cha ta trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Em hãy cho biết giữa hoạt động vật chất của con người và hoạt động của con vật có gì khác nhau?
Hoạt động của con vật là hoạt động bản năng, không có ý thức, còn hoạt động của con người là những hoạt động có ý thức, có mục đích.
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
Hoạt động sản xuất
Hoạt động chính trị - xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động sản xuất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt đông khác, và xét cho cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất vật chất.
Theo em trong ba hoạt động trên hoạt động nào là cơ bản nhất? Vì sao?
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức (tiết 2)
3.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
Thảo luận nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức ?
Các em hãy nêu một vài ví dụ chứng minh.
Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức ?
Các em hãy nêu một vài ví dụ chứng minh.
Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức ?
Các em hãy nêu một vài ví dụ chứng minh.
Vì sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân
lý? Các em hãy nêu một vài ví dụ chứng minh.
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất quy luật của chúng.
Quá trình hoạt động thực tiễn đã giúp cho các giác quan của con người ngày càng phát triển, hoàn thiện và khả năng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ
Từ quan sát thực tiễn thời tiết con người có tri thức về Thiên văn học.
Từ việc đo đạc ruộng đất con người có thêm tri thức về Toán học.
Từ quan sát chim bay con
người đã có ý tưởng để sáng chế ra máy bay.
Săn bắt về thú rừng
Tri thức về chăn nuôi
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn là động lực của sự phát triển vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển.
Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức.
Ví dụ:.Việc một học sinh làm bài tập với mức độ ngày càng khó hơn, đặt ra cho học sinh đó yêu cầu phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn.Điều đó giúp học sinh đó phát triển về mặt tư duy và kĩ năng làm bài tập.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn
Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”
Phát minh khoa học
Ứng dụng vào thực tiễn
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Để kiểm tra tri thức nào là chân lí, tri thức nào là sai lầm cần phải làm gì?
Newton với hình ảnh táo rơi vào đầu
Phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn
s
Tri thức của con người về một sự vật hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm
Chỉ có đem tri thức thu nhận được kiểm nghiệm được qua thực tiễn mới đánh giá được tính đứng đắn hay sai lầm của chúng
Vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
Căn cứ vào những kiến thức trên em hãy cho biết thực tiễn có vai trò gì với nhận thức?
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
Trong học tập và cuộc sống cần coi trọng thực tiễn.
Tránh lý luận suông “học phải đi đôi với hành”.
Lí luận phải gắn với thực tiễn
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Bài học
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu hỏi 1: Mọi hiểu biết của con người nảy sinh từ đâu?
A. Nhận thức C. Thực tế
B. Thực tiễn D. Cuộc sống
Câu hỏi 2: Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện:
A. Những hiểu biết của con người C. Các năng lực của con người
B. Các giác quan của con người D. A và B
Câu hỏi 3: Thực tiễn là cơ sở, là động lực và là mục đích của
A. Cuộc sống C. Con người
B. Nhận thức D. Kết quả của nhận thức
Câu hỏi 4: Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra
A. Nhận thức C. Chân lý
B. Tri thức D. Kết quả của nhận thức
Đáp án: 1.B 2.D 3.B 4.C
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
Các em về nhà học bài cũ:

Làm bài tập sách giáo khoa trang 44, bài 1,2,4,5

Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nhận thức và thực tiễn
Chuẩn bị bài mới:
Bài 8: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
nguon VI OLET